1. Màu sắc
Hãy sử dụng không quá 5 màu trong một bài vẽ. Bạn cũng chỉ nên sử dụng màu sắc để làm nổi bật lên thông tin cần được nhấn mạnh.
2.Typography
Typography là quá trình tạo ra một “hình ảnh đồ họa” trực quan thông qua việc thể hiện văn bản bằng chữ cái, tức là, hình ảnh bằng ngôn ngữ và có thể đọc được, nhờ vậy các nhà thiết kế có nhiều cách khác nhau để thể hiện thông điệp của sản phẩm đến người tiêu dùng.
Vì vậy những font chữ trong hình ảnh phải rõ ràng, dễ đọc và thích hợp với phong cách truyền tải thông điệp.
3.Layout
Sắp xếp nội dung một dẫn dắt người xem đi theo một hướng mà người ta muốn truyền tải một cách logic.
Canh lề bố cục một cách hợp lý cũng sẽ tạo nên một sự thống nhất cho hình ảnh.
4.Callouts
Sử dụng từ ngữ trong chú thích cần có sự ngắn gọn để có thể nhấn mạnh vào thông tin chính.
5.Space
Sử dụng các khoảng trống trong hình ảnh một cách hợp lý. Khi bạn có quá nhiều thông tin được dồn lại một nơi, thông điệp truyền tải trong hình ảnh sẽ trở nên lộn xộn và thiếu mạch lạc.
6. ILLUSTRATION
Hình ảnh minh hoạ phải có sự liên quan đến giọng điệu và chủ đề bạn muốn truyền tải.
Điều này sẽ có tác dụng lớn để nâng cao tính hiệu quả của hình ảnh.
7.Iconography
Những icon trong hình ảnh cần được thiết kế một cách đơn giản, dễ hiểu và thật khái quát. Việc đơn giản trong biểu tượng giúp người xem có thể hiểu được ý nghĩa của nó 1 cách dễ dàng.
8. Data
Đừng vùi dập người xem bằng một tá các thông tin bạn muốn truyền tải trong một hình ảnh.
9. Proportion
Đôi mắt có thể đánh lừa thị giác. Vì vậy hãy đảm bảo rằng những thiết kế của bạn có thể trình bày cân đối và không bị lệch chuẩn.
10. Simplicity
Với hình ảnh truyền thông, tránh xa những thiết kế không cần thiết kể cả như biểu đồ 3D, các đồ hoạ được trang hoàng quá mức có chứa quá nhiều các yếu tố không liên quan.