Truy tìm chân dung Digital Marketer qua CV

CV nghề Digital Marketing

Năm nay nghề nào cũng xin việc khó nhưng Digital Marketer lại là nhu cầu được nhà tuyển dụng săn tìm nhiều nhất, nghề của thời đại, mức lương cao hấp dẫn. Vậy công việc Digital Marketing là làm những việc gì? Nếu bạn đang có hứng thú với mảng Digital nhưng còn mù mờ, chưa biết chính xác mình phải học gì, làm gì thì hãy cùng bài viết này vén bức màn bí ẩn lên nhé!

CV của một Digital Marketing Executive trông sẽ như thế nào đây?

CV nghề Digital Marketing

Digital Marketing là công việc gì?

Bạn có thể thấy nó gồm 2 phần: Digital và Marketing

  • Digital: tức làm bạn thiết kế được hình làm, làm video, thực hiện làm website
  • Marketing: viết content, viết bài chuẩn SEO và chạy quảng cáo để tối ưu trên Facebook, Google Ads…

Hiểu một cách đơn giản là làm marketing trong môi trường kĩ thuật số. Hình như nghe nó cũng chưa được đơn giản lắm á, thôi đọc tiếp nè. Làm Digital Marketing là làm tất cả những gì giúp sản phẩm, thương hiệu của bạn có khả năng cạnh tranh và chiến thắng trên thị trường, bằng cách sử dụng kĩ thuật số. Vũ khí của bạn là:

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP

Lộ trình phát triển của một digital như thế nào? Và bắt đầu từ đâu?

Nhìn hình trên bạn có thấy hoảng không?

Bạn có 3 kênh chính: Paid-Owned-Earned. Tùy theo chiến lược của công ty, thương hiệu, bạn chọn sử dụng 1 trong 3, hoặc kết hợp 2-3 kênh. Mỗi kênh lại có vô vàn những công cụ khác nhau. Là một chiến binh Digital Marketer, bạn phải biết cách sử dụng những loại “vũ khí” đó. Nhưng không nhất thiết phải giỏi hết tất cả.

CV nghề Digital Marketing

Chọn cho mình 1 kênh/công cụ để “đeo bám” lấy nó

Digital Marketing hết sức rộng lớn. Khi mới bắt đầu, bạn nên tìm hiểu tổng quan về tất cả các kênh, hiểu mục đích của kênh đó là gì.

  • Sau đó bạn có thể tập trung vào phát triển 1 mảng, 1 kênh hoặc 1 công cụ (chẳng hạn như Social, SEO,Content…), nhưng đồng thời cũng cần quan tâm đến những mảng khác để biết cách phối hợp chúng.
  • Bạn có thể lập 1 kênh Youtuber hoặc 1 kênh Tikok hay là 1 bloger để tạo niềm vui và post hình ảnh, bài viết chuẩn SEO

Và 1 điều lưu ý nữa bạn nên chia sẻ tạo giá trị cộng đồng để nhà tuyển dụng chấm điểm chất lượng cao hơn thay vì những bài post, những video câu like….

Một số mảng chính mà bạn có thể chọn và hướng phát triển

  • Mảng SEO: Nhiệm vụ chính là tối ưu nội dung, website, ở level cao thường hướng đến SEO leader, quản trị hệ thống, trang web.
  • Mảng Social Media: Tiếp cận và tương tác với khách hàng thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram… Sau một thời gian vững chuyên môn bạn có thể tiến đến làm thương hiệu, thực hiện các campaign mang tính sáng tạo.
  • Mảng Ads: Bao gồm chạy quảng cáo Facebook, Google, Zalo… Nhóm này tập trung vào kĩ thuật và mục tiêu tăng doanh số.
  • Mảng Content: Là những người tạo ra nội dung tiếp thị. Khám phá CV của một content writer sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhóm này.
  • Mảng phân tích, Tracking: Công việc của nhóm này là theo dõi, đo lường, phân tích với mục đích là tối ưu hóa quảng cáo và trải nghiệm của người dùng.
  • Một số mảng khác: Email Marketing (tiếp thị bằng thư điện tử), Affiliate Marketing (tiếp thị thông qua liên kết)…

Phối hợp giữa các mảng là như thế nào? Chẳng hạn như Content biết về SEO để tạo ra nội dung on-top Google, chạy Ads và Tracking có liên quan với nhau để tối ưu được quảng cáo…

Sau khi đã thành thạo 1 mảng rồi thì sao?

Khi đã vững trong 1 kênh/1 công cụ và nắm được những mảng liên quan, bạn có 2 hướng để theo: Đi dọc hay đi ngang. Mà đi dọc với đi ngang là như thế nào? Hãy thử đọc bài viết Yêu Digital Marketing thì bắt đầu từ đâu để có được hướng phát triển đúng cho bản thân nhé.

Học nghề Digital Marketing

Hiện nay một số trường đại học tại Việt Nam đã có đào tạo chuyên ngành Digital Marketing nhưng chưa nhiều và Viện AI Digital được đánh giá Top3 trường đào tạo Digital Marketing khi kết hợp nền tảng công nghề với Marketing. Nếu bạn học ngành Marketing, các ngành về kinh tế, truyền thông thì vẫn rất phù hợp để “dấn thân” vào nghề này.

Còn nếu bạn không có bằng cấp gì hay học một ngành không liên quan thì sao? Thật ra bằng cấp không phải là vấn đề gì ghê gớm trong các ngành Marketing nói chung. Nhưng bạn nên đi làm để có kinh nghiệm, đồng thời học thêm các khóa đào tạo ngắn hạn về Marketing hoặc Digital và có thể tham gia khoá chuyên viên Digital Marketing học 2 tháng để làm chủ 11 modules về Marketing Online tại Viện AI Digital cũng là 1 lựa chọn tốt.

Kinh nghiệm nghề Digital Marketing

  • Khi mới bắt đầu vào nghề, bạn có thể chọn làm việc ở client hoặc agency để phát triển về mảng chuyên môn của mình.
  • Sau một thời gian đã tích lũy đủ kĩ năng và kinh nghiệm mà không muốn tiếp tục theo 2 hướng trên, bạn có những lựa chọn khác như là freelancer, thành lập và làm chủ một agency nhỏ, v.v…

Kỹ năng nghề Digital Marketing

Như đã nói ở trên, Digital Marketing là một ngành rất rộng và bao gồm rất nhiều mảng, và mỗi mảng lại yêu cầu những kĩ năng khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Người chạy Ads hay phân tích, tracking cần có tư duy về số, khả năng phân tích và đánh giá số liệu, nhạy với công nghệ, thao tác máy tính nhanh.
  • Người làm Social Media phải có khả năng sáng tạo, nắm bắt xu hướng và thị hiếu, có thể phát triển nội dung và thiết kế.
  • Làm SEO thì dành cả thanh xuân để nghiên cứu từ khóa, đánh giá, lựa chọn, định hướng content cho website….

Tuy nhiên, dù là làm ở vị trí nào, bạn cũng cần có những kiến thức cơ bản về Marketing. Vì dù bạn sử dụng kênh nào, công cụ nào thì mục đích cuối cùng vẫn là làm Marketing.

Chứng chỉ học Digital Marketing

  • Bên cạnh các chứng chỉ tiếng Anh và Tin học cơ bản, sẽ là một điểm cộng nếu bạn được trang bị những chứng chỉ về Marketing nói chung hay Digital Marketing nói riêng.
  • Sau khi soi xét “xào nấu” một chiếc CV của digital marketer thì ông bạn này cũng không còn quá bí ẩn nữa đúng không? Nếu bạn thấy những gạch đầu dòng trên phù hợp với mình thì cứ mạnh dạn thử và theo đuổi, hay gạch đầu dòng nào mình còn trống thì tìm cách lấp đầy vào nhé.

Tốt nghiệp Digital
Bạn Lê Minh Đức (phải) nhận bằng đôi Digital Marketing sau khi tốt nghiệp CNTT tại ĐH Công Nghiệp vừa làm FPT Software vừa làm Digital

Bạn đã sẵn sàng chọn cho mình “vũ khí” và trở thành một “chiến binh” digital chưa?

  • Nếu đã lên tinh thần, sẵn sàng để “dấn thân” nhưng chưa tự tin vào khả năng cũng như kiến thức nền tảng về Digital, bạn có thể cân nhắc tìm hiểu về khóa học Digital Marketing thực chiến tại Viện AI Digital.
  • Bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về Digital Marketing, có nghề Digital Marketing, làm quen với các nền tảng và hiểu được mục đích của chúng.

Theo Minh Quân