Thuật toán SEO 2020 – Cẩm nang toàn tập SEOer thuộc nằm lòng

SEO onpage 2020

Đây sẽ là những kiến thức, nội dung rất hữu ích cho những bạn Marketer đã, đang và muốn hiểu biết thêm về SEO Onpage. Cẩm nang này giới thiệu cho bạn cách tối ưu hóa nội dung trên website, tạo những đường link URL chuẩn SEO, cách viết tiêu đề và phần mô tả thật hấp dẫn mà vẫn đảm bảo yếu tố SEO và hơn thế nữa.

MỤC LỤC

Chương 1: Những khái niệm cơ bản về SEO Onpage là gì?

Dĩ nhiên, yếu tố đầu tiên để bạn làm được SEO Onpage đó là hiểu được SEO Onpage là gì. SEO Onpage chính là hoạt động tối ưu hóa nội dung trang web cho công cụ tìm kiếm và người dùng. Những hoạt động thường thấy về SEO Onpage bao gồm việc: Tối ưu hóa các tags tiêu đề, nội dung, các đường link nội bộ và link URL.

SEO Onpage

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: Liệu SEO Onpage truyền thống còn hiệu quả trong năm 2020 hay không? Dĩ nhiên là có! Bởi lẽ, chính Google cũng từng chỉ ra rằng: “Một trong những yếu tố tiên quyết để khẳng định rằng thông tin trên trang web của bạn có phù hợp hay không là khi trang web đó có chứa những từ khóa trùng với truy vấn tìm kiếm. Nếu những từ khóa đó xuất hiện trên trang web, hoặc chúng xuất hiện ở phần đầu hoặc giữa của bài viết, thì những thông tin đó sẽ được coi là phù hợp.”

Sau những lần thay đổi thuật toán của mình, dù Google đang ngày càng trở nên thông minh hơn thì họ vẫn đang sử dụng những phương thức truyền thống (điển hình là việc tìm kiếm dựa trên những từ khóa trên trang của bạn). Dĩ nhiên đây không phải nhận định suông, một nghiên cứu của Backlink O trên 1 triệu kết quả tìm kiếm của Google đã chỉ ra rằng: “Có sự tương quan giữa mật độ dày từ khóa, thẻ tiêu đề với những trang web đứng đầu kết quả tìm kiếm.”

tối ưu seo onpage - từ khóa nằm trong tiêu đề

Nói dễ hiểu hơn là những trang web được Google xếp hạng cao đều chứa tiêu đề có chứa từ khóa trùng khớp với từ khóa trong mục tra cứu.

tối ưu seo onpage - từ khóa nằm trong tiêu đề 001

Dĩ nhiên, SEO Onpage không chỉ dừng lại ở việc chèn từ khóa vào trong HTML của trang web. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xếp hạng trang web trên Google, điển hình như:

  • Trải nghiệm người dùng
  • Bounce Rate (Tỷ lệ thoát trang) và Dwell Time (khoảng thời gian giữa lúc bạn click vào một kết quả trên máy tìm kiếm và sau đó quay trở lại trang SERP)
  • Tốc độ tải trang
  • Tỷ lệ nhấp chuột

Chương 2: Tối ưu hóa nội dung cho SEO

Sau chương 1, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu tầm quan trọng của SEO Onpage lên trang web. Vậy nên điều tiếp theo cần làm chính là tối ưu hóa nội dung trên đó. Ở chương này, nội dung sẽ xoay quanh việc làm thế nào để tối ưu hóa từ khóa cho từng trang nhỏ trên website của bạn, từ đó sẽ trả lời được câu hỏi: “Làm thế nào để sử dụng những từ khóa cho trang?”

Tối ưu hóa nội dung cho SEO

1. Sử dụng từ khóa trọng tâm trong 100 từ đầu tiên

Đây được xem là thủ thuật SEO Onpage “cổ truyền” nhất tuy nhiên nó vẫn rất hiệu quả cho đến hiện nay. Tất cả những gì bạn cần làm chính là chèn từ khóa chính vào trong 100 – 150 từ đầu tiên trong bài viết. Lấy ví dụ, trong một bài viết có từ khóa chính là “Email marketing”, người viết đã đề cập cụm từ đó ở ngay đầu bài viết.

seo onpage: Sử dụng từ khóa trọng tâm trong 100 từ đầu tiên

Sở dĩ đây là một thủ thuật hữu hiệu bởi vì Google sẽ quan tâm đến những trang web, bài viết có chứa từ khóa ở phần đầu. Điều này cũng là hợp lý, bởi lẽ khi một người đọc tìm kiếm, liệu họ có muốn đọc bài nếu từ khóa cần tìm lại ở tít dưới cùng hay không? Chính vì vậy, việc chèn từ khóa chính vào trong 100 – 150 từ đầu tiên của bài viết là rất cần thiết, nó là một yếu tố quan trọng giúp Google hiểu được trang web, bài viết đó viết về nội dung gì.

2. Chèn tiêu đề bài viết vào trong thẻ H1

Thẻ H1 nó giống như thẻ tiêu đề mini, ngoài ra còn đóng vai trò giúp Google hiểu được cấu trúc của trang hoặc bài viết. Trên hầu hết những nền tảng trang web hiện nay (như WordPress), thẻ H1 sẽ được tự động thêm vào cho tiêu đề bài viết. Tuy nhiên vẫn sẽ có những lúc xảy ra vấn đề ngoài ý muốn, vậy nên hãy kiểm tra phần Code của trang web và đảm bảo rằng tiêu đề bài viết, cũng như từ khóa sẽ luôn nằm trong thẻ H1.

tối ưu seo onpage: Chèn tiêu đề bài viết vào trong thẻ H1

3. Chèn tiêu đề phụ vào trong thẻ H2

Hãy chèn từ khóa vào trong ít nhất một tiêu đề phụ của bài viết, cũng như đưa tiêu đề phụ đó vào trong thẻ H2. Đã có nhiều thử nghiệm chứng minh rằng, bổ sung từ khóa vào trong thẻ H2 có ảnh hưởng nhất định tới thứ hạng của trang web.

4. Tần suất của từ khóa

Đúng như tên gọi của mình, tần suất từ khóa chính là số lần xuất hiện của từ khóa trong bài viết của bạn. Dù Google phủ nhận rằng việc này sẽ không có ích gì, tuy nhiên nhiều chuyên gia SEO dày dạn kinh nghiệm đã khửng định điều ngược lại. Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn có một bài viết khiến Google NGHĨ rằng nội dung về một từ khóa A, tuy nhiên từ khóa đó lại chỉ xuất hiện duy nhất một lần. Vậy mức độ tự tin của Google về bài viết có chứa từ khóa đó chắc chắn sẽ không cao. Mặt khác, nếu trang web hoặc bài viết đó có đề cập từ khóa tới tận 10 lần, dĩ nhiên Google sẽ tự tin hơn khi đề xuất chủ đề, nội dung bài viết đó cho người tìm kiếm.

seo onpage: Mật độ từ khóa

seo onpage: Mật độ từ khóa 002

Nói đơn giản, đây chỉ là việc đề cập từ khóa nhiều hơn một lần để chứng minh cho Google thấy trang web, bài viết của bạn thật sự nói về chủ đề đó. Lấy ví dụ, một bài viết của Backlinko được xếp hạng 3 trên Google với từ khóa “Youtube SEO

seo onpage: Mật độ từ khóa 003

Với bài viết 32,000 từ này, từ khóa chính “Youtube SEO” đã được lặp lại 6 lần. Vậy kết luận ở đây là gì: Không cần phải lặp đi lặp lại quá nhiều lần cho từ khóa, chỉ cần để nó xuất hiện một vài lần trong bài viết và quan trọng hơn cả. Hãy chèn từ khóa đó một cách tự nhiên nhất có thể và bạn sẽ thu về kết quả khả quan nhanh chóng.

5. Bổ sung các đường link bên ngoài (Outbound Link)

Việc chèn thêm các đường link bên ngoài giúp Google xác định chính xác chủ đề của bài viết, ngoài ra nó còn chứng minh cho Google thấy trang web của bạn là một nguồn thông tin chất lượng. Điều này đã được chứng minh qua một thử nghiệm của Reboot Online. Họ tạo ra 10 trang web mới tinh, một nửa trong đó có chứa đường link dẫn đến những nguồn uy tín (như trường đại học Oxford), nửa còn lại không chứa đường link nào. Kết quả đã cho ra, những trang web có chứa đường link bên ngoài được xếp hạng tốt hơn hẳn so với số còn lại.

6. Tối ưu URL cho SEO

Cấu trúc URL thường bị xem là phần không quan trọng trong SEO Onpage, tuy nhiên Google lại đang đặc biệt quan tâm đến phần này của trang web. Gần đây, Google đã bắt đầu sử dụng một phiên bản khác của URL cho những kết quả hiển thị.

seo onpge: Tối ưu URL cho SEO

Với những thay đổi này, URL đang dần trở thành yếu tố cần thiết cho việc xếp hạng trang web. Vậy nên các Marketer cần bắt đầu biết cách tạo ra những URL chuẩn SEO và thực ra nó rất đơn giản. Một URL chuẩn SEO chỉ cần đảm bảo được hai yếu tố sau:

  • Rút ngắn độ dài URL cho trang web
  • URL có chứa từ khóa chính

Như ví dụ dưới đây, việc xây dựng một trang web tốt nằm ở việc tối ưu được từ khóa, trong đó từ khóa ở đây là “link building” và nó đã xuất hiện ở URL.

Dù vậy, không nhất thiết URL chỉ chứa duy nhất từ khóa vì có thể thêm một đến hai từ cho URL của trang web mà vẫn giữ được hiệu quả.

seo onpge: Tối ưu URL cho SEO 002

Chương 3: Tối ưu hóa tiêu đề và thẻ mô tả

Chương này sẽ cung cấp những kiến thức, thông tin để giúp tối ưu hóa tiêu đề và thẻ mô tả cho SEO. Như đã đề cập ở đầu, thẻ tiêu đề sẽ đóng góp rất nhiều cho việc xếp hạng trang web vậy nên chúng cần được ưu tiên tối ưu hóa. Điều này cũng đồng nghĩa với phần mô tả của trang web. Google có thể không sử dụng phần này để xác định nội dung trên trang của bạn, tuy nhiên những người tìm kiếm sẽ nhìn vào nó để xác định xem có nên nhấp chuột vào trang web của bạn hay không. Vì vậy, nếu bạn muốn trang web của mình sở hữu những thẻ tiêu đề và phần mô tả chuẩn SEO, hãy tham khảo những cách sau đây:

1. Đưa tiêu đề của bạn lên phía đầu

Khi nói đến những yếu tố ảnh hưởng đến SEO Onpage, phần tiêu đề có thể được coi là quan trọng nhất. Bởi lẽ nó là thứ cung cấp cái nhìn tổng quát nhất về nội dung trang web của bạn cho Google. Nói ngắn gọn, nếu từ khóa của bạn càng nằm ở phần đầu của thẻ tiêu đề, Google sẽ đánh giá trang web hoặc bài viết đó cao hơn.

tối ưu onpage: Đưa tiêu đề của bạn lên phía đầu

Dĩ nhiên, không thể lúc nào cũng đưa được từ khóa lên phần đầu của tiêu đề vì nó còn phụ thuộc vào độ logic của câu chữ. Chỉ cần nhớ rằng, nếu từ khóa của bài càng gần với thẻ tiêu đề thì nó sẽ càng có lợi cho SEO Onpage.

2. Sử dụng các từ bổ nghĩa cho phần tiêu đề

Sử dụng những từ bổ nghĩa như “tốt nhất”, “hướng dẫn”, “danh sách”, “nhanh”, “đánh giá” có thể giúp từ khóa dài của bạn được xếp hạng tốt hơn. Lấy ví dụ, một bài viết về hướng dẫn học SEO có chứa những từ bổ nghĩa như “Mới” và ‘hướng dẫn”.

seo onpage: Sử dụng các từ bổ nghĩa cho phần tiêu đề

Nhờ vậy, trang web này có thể được Google xếp hạng cho những phiên bản dài hơn cho từ khóa gốc “học SEO’ như là “hướng dẫn học SEO”. Thậm chí, bạn còn có thể sử dụng một cách bài bản hơn như ví dụ dưới đây.

seo onpage: Sử dụng các từ bổ nghĩa cho phần tiêu đề 003

Với từ khóa gốc là “Công cụ nghiên cứu từ khóa”, người viết đã thêm cụm từ bổ nghĩa “cho SEO”. Nhờ vậy, bài viết này sẽ xuất hiện ở đầu khi có người tra cứu cụm từ “Công cụ nghiên cứu từ khóa cho SEO”.

seo onpage: Sử dụng các từ bổ nghĩa cho phần tiêu đề 004

3. Sử dụng thẻ mô tả có chứa nội dung Unique, giàu từ khóa

Trong hướng dẫn cơ bản về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, Google đã chỉ ra rằng: “Bổ sung các thẻ mô tả cho mỗi trang của bạn luôn là một cách hữu hiệu để cải thiện thứ hạng tìm kiếm”.

seo onpage: Sử dụng thẻ mô tả có chứa nội dung Unique, giàu từ khóa

Sở dĩ Google lại nói như vậy là vì sở hữu một thẻ mô tả tốt sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả cho SEO Onpage, từ đó sẽ nâng cao tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên cho trang web của bạn.

seo onpage: Sử dụng thẻ mô tả có chứa nội dung Unique, giàu từ khóa 002

Dưới đây là một mẫu viết phần mô tả cho trang web được nhiều Marketer sử dụng

seo onpage: Sử dụng thẻ mô tả có chứa nội dung Unique, giàu từ khóa 003

Có thể thấy, phần mô tả sẽ được chia ra làm ba ý chính tương ứng với ba phần bôi đậm ở hình bên trái. Đầu tiên là khái quát nội dung, đây sẽ là phần tổng hợp lại toàn bộ nội dung mà bài viết trên trang web của bạn viết về. Phần thứ hai sẽ đề cập đến lợi ích mà người đọc nhận được từ nội dung bài viết, và cuối cùng là mô tả nội dung. Một điều cần lưu ý thêm, hãy cố gắng chèn từ khóa chính vào trong phần mô tả này. Vì sao ư? Bởi vì Google sẽ bôi đậm những từ trong phần mô tả trùng khớp với phần tra cứu của người dùng.

seo onpage: Sử dụng thẻ mô tả có chứa nội dung Unique, giàu từ khóa 004

Chương 4: Viết nội dung chuẩn SEO

Dĩ nhiên, để một bài viết lên được top 1 trên công cụ tìm kiếm Google cần hơn yếu tố từ khóa hay URL. Nội dung bài viết vẫn là yếu tố chiếm tỷ lệ nhiều nhất, và để nội dung của bạn được Google để mắt tới thì nó cần đáp ứng ba yếu tố sau:

  • Unique (Độc nhất)
  • Có giá trị về nội dung
  • Được tối ưu hóa để dễ dàng tìm kiếm

Phần dưới đây sẽ đi sâu hơn về việc làm thế nào để đáp ứng được ba tiêu chí trên cho một bài viết chuẩn SEO

1. Nội dung Unique 

“Unique” là một từ trong tiếng Anh, dịch ra là độc nhất. Vậy nội dung Unique có thể hiểu là nội dung độc nhất. Nó không chỉ đơn thuần là một nội dung không trùng lặp, hay xào lại những thứ đã có ở ngoài kia. Nói cách khác, một nội dung Unique là nội dung cung cấp được những thông tin, giá trị mới mẻ chưa từng có, nó có thể là:

  • Lời khuyên hoặc một chiến lược mới
  • Một bài tổng hợp, chỉnh sửa và cải thiện từ những nguồn cũ
  • Một Case study mới
  • Một bài hướng dẫn chi tiết từng bước

Lấy ví dụ, bài viết dưới đây đã xếp hạng 1 trên Google cho từ khóa “SEO checklist”.

tối ưu onpage: Nội dung Unique 001

Bài viết này được xếp hạng 1 không chỉ bởi việc tác giả đã sử dụng từ khóa nhiều lần. Bởi lẽ đây là một từ khóa phổ biến, sức cạnh tranh cao vậy nên chỉ từ khóa thôi là không đủ. Quan trọng hơn cả, bài viết này được xếp hạng 1 là vì nội dung của nó Unique (độc nhất). Khi “mổ xẻ” bài viết này, có thể thấy tác giả đã lồng ghép giữa nội dung phổ thông và kiến thức của bản thân.

tối ưu onpage: Nội dung Unique 002

Sẽ có những mục là những kiến thức mà người đọc có thể tìm thấy ở nhiều nguồn khác nhau.

tối ưu onpage: Nội dung Unique 003

Tuy nhiên có cả những phần trong đó chứa những mẹo, ví dụ đi từ chính kiến thức của tác giả. Hay nói ngắn gọn, nội dung chỉ có thể tìm thấy ở bài viết này mà thôi.

2. Nội dung giá trị

Sở hữu một bài viết với nội dung độc nhất là khởi đầu tốt, tuy nhiên nó vẫn là chưa đủ khi mỗi ngày có hàng triệu bài viết mới được đăng tải. Vậy nên, để nội dung của bạn trở nên đặc biệt và được người xem chú ý đến, nó cần cung cấp những nội dung có giá trị. Để làm được điều này, hãy tham khảo những cách dưới đây:

  • Bổ sung chi tiết: Việc thêm hình ảnh, hình minh họa hay các bước chỉ dẫn sẽ giúp người đọc hiểu nội dung bài viết chính xác hơn, từ đó có thể vận dụng chúng vào thực tiễn.
  • Cách hành văn sắc sảo: Nếu có được khả năng viết tốt, điều đó sẽ giúp nội dung bài viết trở nên hấp dẫn hơn.
  • Cập nhật những thông tin, nội dung mới: Sẽ có nhiều nội dung thay đổi theo thời gian, vì vậy nếu bài viết của bạn có thể cập nhật được những thông tin, xu hướng mới nhất như những chiến lược thương hiệu, ví dụ hay các case study mới sẽ là một điều rất tốt.
  • Tác giả có chuyên môn: Một nội dung được viết bởi một tác giả có chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm trong ngành chắc chắn sẽ được đón nhận tốt hơn là một Freelancer nào đó.

Quay trở lại với ví dụ phía trên, lý do khiến cho bài viết trở nên có giá trị là vì những lý do sau. Đầu tiên, bài viết bắt đầu với những thuật ngữ đơn giản và thân thiện với độc giả.

tối ưu onpage: cung cấp nội dung hữu ích đến người dùng

Tiến đến phần sau của bài viết, nội dung ngày càng trở nên chuyên sâu và học thuật hơn.

tối ưu onpage: cung cấp nội dung hữu ích đến người dùng 001

Cùng với những nhận định, đi kèm là những ví dụ mới nhất để người đọc nắm rõ hơn.

tối ưu onpage: cung cấp nội dung hữu ích đến người dùng 002

Và cuối cùng, những nội dung này được viết bởi tác giả đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực SEO.

tối ưu onpage: cung cấp nội dung hữu ích đến người dùng 003

3. Nội dung có thể thỏa mãn được nhu cầu tìm kiếm

Với nội dung độc nhất cũng như chứa nhiều giá trị cần thiết sẽ giúp bài viết xuất hiện ở trang đầu của Google. Tuy nhiên, để duy trì được vị trí đó thì trang của bạn cần thỏa mãn được nhu cầu tìm kiếm trên Google. Hay nói cách khác, trang của bạn cần thể hiện được chính xác những gì người dùng Google đang tìm kiếm. Nếu không, trang của bạn sẽ dễ dàng bị đẩy xuống, thậm chí là sang cả những trang sau của Google.

seo onpage: Nội dung có thể thỏa mãn được nhu cầu tìm kiếm

Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn đọc dễ hiểu hơn về yếu tố này. Một tác giả mới đây vừa đăng tải bài viết với nội dung là so sánh những công cụ kiểm tra Backlink hàng đầu hiện nay.

seo onpage: Nội dung có thể thỏa mãn được nhu cầu tìm kiếm 001

Mục tiêu của tác giả chính là đẩy thứ hạng cho từ khóa “Backlink checker – công cụ kiểm tra Backlink”. Một vài ngày sau khi bài viết được đăng tải, khi tác giả tra cứu thử từ khóa thì toàn bộ kết quả trả về ở trang đầu tiên đều đến từ chính các công cụ đó.

seo onpage: Nội dung có thể thỏa mãn được nhu cầu tìm kiếm 002

Có thể thấy, trong 10 kết quả trả về ở trang đầu thì không có một kết quả nào là bài viết trên các blog. Điều đó có nghĩa tỷ lệ bài viết của tác giả có thể xuất hiện ở trang đầu của Google gần như bằng KHÔNG!. Tuy vậy, khi tác giả thử chuyển sang tra cứu một phiên bản dài hơn của từ khóa là “Best backlink checker – Những công cụ kiểm tra Backlink tốt nhất” thì kết quả đã khả quan hơn.

seo onpage: Nội dung có thể thỏa mãn được nhu cầu tìm kiếm 003

Từ đó, tác giả đã giành thêm nhiều thời gian để nghiên cứu về nhu cầu tìm kiếm của từ khóa đó. Sau đó rút ra được kết luận rằng nếu từ khóa không thỏa mãn được nhu cầu tìm kiếm của người dùng Google, tỷ lệ để bài viết được Google xếp hạng là 0%. Từ đó ta có nội dung của chương tiếp theo.

Chương 5: Tối ưu hóa cho tỷ lệ nhấp

Với bất kỳ Marketer làm SEO, tỷ lệ nhấp tự nhiên là yếu tố rất quan trọng bởi vì: Đầu tiên, tỷ lệ nhấp (CTR – Click through rate) có thể là một nhân tố ảnh hưởng đến việc xếp hạng trên Google. Thứ hai, việc tăng được CTR đồng nghĩa tăng được lượng truy cập cho trang web của bạn. Vậy làm thế nào để cải thiện được tỷ lệ nhấp tự nhiên? Hãy tham khảo 4 cách dưới đây:

1. Viết tiêu đề dưới dạng câu hỏi

Năm ngoái Backlinko đã có một cuộc khảo sát trên quy mô 5 triệu kết quả tìm kiếm Google, mục đích là để tìm hiểu vì sao có sự chênh lệch về lượt nhấp giữa các trang.

tối ưu onpage: Viết tiêu đề dưới dạng câu hỏi

Một trong những phát hiện ngạc nhiên nhất mà nhóm nghiên cứu tìm ra chính là: Những tiêu đề dạng câu hỏi sở hữu tỷ lệ nhấp (CTR) trên mức trung bình.

tối ưu onpage: Viết tiêu đề dưới dạng câu hỏi 001

Có thể thấy từ biểu đồ, những trang web có tiêu đề dạng câu hỏi có tỷ lệ nhấp tự nhiên cao hơn 14,1% so với những trang web không có. Vì vậy, bất cứ khi nào có thể thì hãy cố gắng viết tiêu đề bài viết dưới dạng câu hỏi. Hãy nhìn ví dụ dưới đây để thấy kĩ hơn tác dụng của phương pháp này:

tối ưu onpage: Viết tiêu đề dưới dạng câu hỏi 002

Đây là ví dụ về một bài viết có tiêu đề dưới dạng câu hỏi với từ khóa chính là “Nofollow link”. Lý do tác giả lại đặt tiêu đề như vậy là vì hầu hết những ai tra cứu về từ khóa “nofollow link” là để tìm hiểu định nghĩa, khái niệm về thuật ngữ này. Như vậy, tiêu đề của bài viết đã đánh đúng nhu cầu của người tìm kiếm. Nhờ vậy mà bài viết này sở hữu tỷ lệ nhấp lên tới 27%.

tối ưu onpage: Viết tiêu đề dưới dạng câu hỏi 003

>>> Có thể bạn quan tâm: Link NoFollow và DoFollow là gì?

2. Bổ sung phần thẻ mô tả còn thiếu

Như đã được đề cập đến ở ngay chương 1 của bài viết, việc có một thẻ mô tả với nội dung thuyết phục là điều cần thiết. Tuy nhiên, không BẮT BUỘC phần mô tả luôn luôn phải hấp dẫn mọi lúc mọi bài viết. Chỉ cần bài viết đó CÓ phần mô tả là đã đủ rồi. Thực tế, đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần bài viết của trang đó có chứa thẻ mô tả đã có sự khác biệt rõ rệt so với những bài không có.

seo onpage: Bổ sung phần thẻ mô tả còn thiếu

Cụ thể, những bài viết của trang có chứa thẻ mô tả có tỷ lệ nhấp cao hơn gần 6%. Vậy nên, việc Marketer cần làm chính là thực hiện quá trình SEO Audit (kiểm soát tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) trên trang web của mình, tìm ra những bài viết đang thiếu phần thẻ mô tả và bổ sung nó.

3. Sử dụng minh họa thông qua các bài đánh giá hoặc những câu hỏi thường gặp (FAQ)

Sử dụng minh họa không trực tiếp giúp cho SEO Onpage, tuy nhiên vẫn có một vài cách minh họa tận dụng được Snippet của Google. Trong đó, Snippet của Google là một công cụ hữu ích để bài viết trên trang của bạn thu hút thêm lượt nhấp. Trong đó, hai phương thức minh họa hiệu quả nhất hiện tại chính là:

Minh họa bằng bài đánh giá

seo onpage: Sử dụng minh họa thông qua các bài đánh giá

Minh họa bằng những câu hỏi thường gặp

seo onpage: Sử dụng minh họa thông qua các bài đánh giá 001

4. Bổ sung yếu tố cảm xúc cho phần tiêu đề bài viết

Một nghiên cứu về CTR đã chỉ ra rằng, những bài viết sở hữu tiêu đề có chứa từ ngữ tạo xúc cảm sẽ được nhấp vào nhiều hơn 7%.

tối ưu seo onpage: Tôi ưu tiêu đề giúp tăng tỷ lệ CTR

Tuy vậy, nghiên cứu cũng phát hiện rằng nếu tiêu đề chứa những ngôn từ “kích động” mạnh lại phản tác dụng. Cụ thể, tỷ lệ nhấp vào những bài viết đó sẽ giảm 12% so với bài viết thông thường. Lý do vì sao? Đơn giản, con người chúng ta thường bị ấn tượng bởi những câu chữ lạ lùng, có phần “giật gân”. Tuy nhiên, mọi thứ nó chỉ nằm ở một giới hạn nhất định và nếu nó vượt qua giới hạn đó, tiêu đề bài viết sẽ bị coi là “clickbait” (hay còn gọi là bài viết câu view, giật tít). Dĩ nhiên, hậu quả sẽ là người tìm kiếm sẽ chọn những kết quả ít yếu tố “câu view” hơn.

5. Bổ sung thời gian hiện tại cho tiêu đề và phần mô tả của bài viết

Dưới đây là một ví dụ minh họa cho phương thức này:

tối ưu seo onpage: Tôi ưu tiêu đề giúp tăng tỷ lệ CTR - bổ sung thời gian hiện tại cho tiêu đề

Việc thêm yếu tố năm vào trong tiêu đề và phần mô tả của bài viết sẽ không ảnh hưởng đến tỷ lệ nhấp. Tuy nhiên, theo nhiều nhận định của chuyên gia thì phần nào đấy nó vẫn sẽ có ích, đặc biệt là với những nội dung có thể bị lỗi thời. Lấy ví dụ, với những nội dung từ khóa như “Smartphone tốt nhất” thì người dùng luôn muốn tìm đến những kết quả ở thời điểm hiện tại, giống như “Smartphone tốt nhất năm 2020”. Chính vì vậy, việc bổ sung yếu tố thời gian cho tiêu đề và phần mô tả của bài viết sẽ giúp nội dung của bài viết luôn ở trạng thái mới nhất. Từ đó dễ dàng thu hút thêm lượt nhấp của người tra cứu trên Google.

Chương 6: Trải nghiệm người dùng trên trang

Chương này sẽ hướng dẫn bạn đọc làm thế nào để tối ưu hóa nội dung cho trải nghiệm người dùng trên Google, hay nói cách khác là cách mà người tra cứu Google tương tác với nội dung của bạn. Trong mục “How Search Works” của Google đã từng chỉ ra rằng, họ dựa trên các dữ liệu tương tác tổng hợp và ẩn danh, từ đó sẽ đánh giá xem những kết quả tìm kiếm trả về có liên quan đến câu hỏi được tra cứu hay không. Đây chính là yếu tố giúp Google có thể xếp hạng các kết quả tìm kiếm trên thanh công cụ của mình. Chính vì vậy, một người làm web hay Marketer làm SEO cần biết cách làm thế nào để nội dung trên bài viết, trang web của mình có thể níu chân được người dùng Google.

1. Đưa nội dung cần thiết lên phần đầu của trang

Khi một người truy cập vào trang web của bạn thông qua Google, đồng nghĩa với việc nội dung trên trang đó đang chứa thông tin, dữ liệu mà người đó đang có nhu cầu tìm hiểu. Chính vì vậy, họ cần nhìn thấy câu trả lời đó càng sớm càng tốt và nhanh chóng. Thử tưởng tượng, nếu bạn đặt nội dung đó vào giữa hay cuối bài, người dùng sẽ phải đọc và lướt xuống một khoảng mới tìm được câu trả lời. Dĩ nhiên họ sẽ cảm thấy không thoải mái, từ đó dẫn đến trải nghiệm người dùng trên trang bị giảm. Ngoài ra khi sử dụng hình ảnh minh họa cho bài viết, cần lưu ý tránh sử dụng những hình có kích thước quá lớn, gây cản trở nội dung người đọc, điển hình như ví dụ minh họa dưới đây:

tối ưu onpage: Đưa nội dung quan trọng lên đầu bài viết

Thay vào đó, hãy đặt tiêu đề và phần mở đầu nội dung lên ngay đầu bài viết.

tối ưu onpage: Đưa nội dung quan trọng lên đầu bài viết 001

Cũng cần nói thêm rằng, việc chèn hình ảnh vào ngay phần đầu của bài VẪN CHẤP NHẬN được, tuy nhiên như đã nói ở trên là nó sẽ đẩy nội dung của bài viết xuống dưới trang và tạo cảm giác không thoải mái cho người đọc.

2. Tối giản nội dung 

Dù bài viết của bạn có tâm huyết, chi tiết, học thuật hay hấp dẫn đến đâu thì chắc chắn rằng độc giả sẽ không thể nào đọc từng câu từng chữ trong đó. Chính vì vậy, bạn cần phải tối giản nội dung và làm nó trở nên dễ theo dõi hơn. Đơn giản nhất chính là việc sử dụng những công cụ sau:

Thẻ tiêu đề phụ H2:

Tối ưu onpage: thẻ tiêu đề phụ H2

Sử dụng ký hiệu liệt kê:

tối ưu onpage: sử dụng các ký hiệu liệt kê

Hình ảnh minh họa:

tối ưu onpage: sử dụng các ký hiệu liệt kê 001

3. Sở hữu một cộng đồng hoạt động sôi nổi

Việc sở hữu một cộng đồng trên blog của bạn nó giống như một cách “gian lận” Bounce Rate (Tỷ lệ thoát trang). Vì sao ư? Bởi vì những người trong cộng đồng của bạn chắc chắn sẽ để lại những bình luận trên bài viết. Một bình luận chất lượng chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của khách trên trang, cho họ có thêm nội dung để đọc sau khi đã đọc bài của bạn. Đó là chưa kể, bình luận còn có thể bổ sung ngữ cảnh cho bài viết của bạn.

tối ưu onpage: Sở hữu một cộng đồng hoạt động sôi nổi

Đó là chưa kể, sẽ có những bình luận mang ý nghĩa đóng góp những cách tiếp cận hay chiến lược mới:

tối ưu onpage: Sở hữu một cộng đồng hoạt động sôi nổi 001

Đôi khi, có cả những bình luận tranh cãi để “đổi gió” cho không khí trên trang:

tối ưu onpage: Sở hữu một cộng đồng hoạt động sôi nổi 002

Dù bình luận đó có đi theo hướng nào, chỉ cần nhớ rằng việc có những bình luận đó là cách để kết nối và giữ chân người dùng ở lại với trang của bạn.

Chương 7: Những thủ thuật chuyên sâu hơn cho SEO Onpage

Đi qua 6 chương vừa rồi, bài viết đã bao hàm được hầu hết những yếu tố liên quan đến SEO Onpage nói chung. Ở chương cuối cùng này sẽ là danh sách những thủ thuật đặc biệt hơn cho SEO Onpage, đặc biệt hữu ích khi bạn đã nắm rõ được những khái niệm và mẹo ở những chương trước. Chắc chắn những mẹo này sẽ đưa việc SEO Onpage của bạn lên một tầm cao mới.

1. Sử dụng hình ảnh gốc

Không phải ai cũng có khả năng chỉnh sửa hay làm ảnh, vậy nên sẽ có nhiều người phải tìm đến những hình ảnh có sẵn và nó đang gây ảnh hưởng đến SEO của bạn. Mới đây, Shai Aharony vừa thực hiện một nghiên cứu về ảnh hưởng của hình ảnh có sẵn đến thứ hạng trên Google. Đầu tiên, Shai đã tạo ra một loạt trang web mới cho nghiên cứu này, tất cả đều là tên miền mới và chưa từng được đăng ký trước đây.

tối ưu hình ảnh: sử dụng hình ảnh gốc

Trong đó, anh ấy chia số trang web đó ra 2 loại. Một loại sẽ sử dụng những hình ảnh có sẵn, một loại sử dụng những hình ảnh gốc.

tối ưu hình ảnh: sử dụng hình ảnh gốc 001

Kết quả đã cho ra như sau: Với những trang web sở hữu hình ảnh gốc, độc nhất được xếp hạng cao hơn hẳn so với những trang sử dụng hình ảnh có sẵn (Stock Photo).

Chính vì vậy, nếu trang web của bạn đang sử dụng những hình ảnh có sẵn trên mạng, cân nhắc thay đổi chúng sang những ảnh tự làm. Chắc chắn sự thay đổi này sẽ mang lại kết quả tích cực cho SEO Onpage của bạn.

3. Link nội bộ (Internal Link)

tối ưu hình ảnh: sử dụng hình ảnh gốc 002

Việc thêm các đường link nội bộ ảnh hưởng rất lớn đến SEO. Phương pháp này sẽ đặc biệt hiệu quả nếu bạn dẫn link từ những trang nội bộ có độ uy tín cao tới những trang khác cần cải thiện.

tối ưu seo onpage: tối ưu link nội bộ - internal link

Khi làm như vậy, đảm bảo rằng bạn dẫn chúng vào những cụm từ có chứa từ khóa chính giống như ví dụ dưới đây:

tối ưu seo onpage: tối ưu link nội bộ - internal link 001

Đầu tiên, bạn có thể sử dụng công cụ SEO Ahrefs để tìm ra những trang của bạn sở hữu nhiều đường link uy tín cao.

tối ưu seo onpage: tối ưu link nội bộ - internal link 002

Sau đó, dẫn một vài link từ những trang đó sang những trang cần “đẩy SEO”. Một minh chứng về trang web sử dụng thành thạo phương pháp này chính là Wikipedia.

tối ưu seo onpage: tối ưu link nội bộ - internal link 003

Nhìn vào bài viết, có thể thấy họ dẫn RẤT NHIỀU đường link nội bộ giàu từ khóa cho toàn bộ trang.

4. Tạo ra những nội dung tổng quát

Google luôn muốn đưa ra những kết quả, mà trong đó có chứa nội dung trả lời được TOÀN BỘ câu hỏi mà người dùng đang tra cứu. Hay nói cách khác, nội dung có phải có tính bao quát. Chính vì vậy, nếu bài viết của bạn có thể bao hàm được cả một chủ đề, rất nhiều khả năng nó sẽ được Google xếp hạng cao,

tối ưu onpage: Tạo ra những nội dung tổng quát

Một trong những cách đơn giản nhất để biết được Google ghi nhận nội dung của bạn có đáp ứng đúng nhu cầu đó chính là: Từ khóa LSI. 

Trong đó, từ khóa LSI là từ đồng nghĩa được Google sử dụng để xác định mức độ phù hợp của trang. Nếu bạn muốn chắc chắn 100% rằng mình đang sử dụng từ khóa LSI, hãy tìm kiếm từ khóa mà bạn đang hướng tới, sau đó kéo xuống dưới mục “Tìm kiếm liên quan” ở dưới cùng của Google:

tối ưu onpage: Tạo ra những nội dung tổng quát 001

Sau đó, chọn những từ phù hợp và bổ sung chúng vào bài viết của bạn.

5. Cải thiện tốc độ trên trang

Google đã từng tuyên bố rằng, tốc độ tải trang được coi là một nhân tố xếp hạng SEO (gần đây, nhân tố này càng được Google quan tâm nhiều hơn). Trong một nghiên cứu với quy mô 5,2 triệu trang web, tốc độ tải trang web có thể được cải thiện nếu chuyển sang một máy chủ nhanh hơn.

tôi ưu onpage: cải thiện tốc độ tải trang

Hoặc loại bỏ những bài viết từ bên thứ ba nhiều nhất có thể.

tôi ưu onpage: cải thiện tốc độ tải trang 001

Cũng như giảm bớt tổng dung lượng trên trang của bạn.

tôi ưu onpage: cải thiện tốc độ tải trang 002

6. Tối ưu hóa hình ảnh

Tối ưu hóa hình ảnh chính là việc bổ sung Alt Text (Tên thay thế) và tên mô tả của tệp hình ảnh.

tối ưu seo onpage: tối ưu hình ảnh

Việc này sẽ giúp Google hiểu được mỗi hình ảnh trong bài viết của bạn đang mô tả cho điều gì. Nếu có thể, hãy tối ưu một hình ảnh xoay quanh từ khóa chính của bài viết. Ví dụ như bạn đang viết một bài với từ khóa chính là “SEO Onpage”, có thể tìm một biểu đồ tương ứng và đặt tên tệp tin đó là “Biểu đồ SEO Onpage”. Tương tự, sử dụng cùng từ khóa đó cho thẻ Image Alt.

tối ưu seo onpage: tối ưu hình ảnh 01

Một lý do vì sao bạn cần tối ưu hóa hình ảnh chính là: Việc này giúp công cụ tìm kiếm hiểu chính xác hơn trang của bạn nói về cái gì, từ đó giúp việc xếp hạng được cao hơn.

7. Xếp hạng nội dung trong mục Featured Snippets (Đoạn trích nổi bật)

Việc xếp hạng trong mục Featured Snippets có thể tạo ra khác biệt lớn cho tỷ lệ nhấp trên trang. Vì sao ư? Theo một nghiên cứu trong ngành, bạn cần phải xuất hiện ở trang đầu của Google nếu muốn có được Featured Snippet.

seo onpage: Xếp hạng nội dung trong mục Featured Snippets

Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy trang được xếp hạng càng cao thì việc xuất hiện Featured Snippet càng cao. Đồng nghĩa rằng bạn cần tìm những trang của mình được xếp hạng 1 trên Google, sau đó bổ sung phần Featured Snippets. Tùy vào phần mềm SEO bạn đang sử dụng, sau khi thêm được phần Featured Snippets thì bài viết sẽ cho ra kết quả như sau:

seo onpage: Xếp hạng nội dung trong mục Featured Snippets 001

Cuối cùng, bạn cần tối ưu hóa nội dung để xếp hạng chúng trong mục Featured Snippet. Khi bạn tìm thấy một câu liên quan tới định nghĩa trong mục này, hãy bổ sung phần giải nghĩa ngắn gọn trong nội dung của mình, giống như minh họa dưới đây:

Nếu nội dung đó là một danh sách liệt kê, hay các bước chỉ dẫn thì cần đảm bảo cấu trúc bài viết được thống nhất:

seo onpage: Xếp hạng nội dung trong mục Featured Snippets 003

8. SEO tìm kiếm bằng giọng nói

Tìm kiếm bằng giọng nói đang phát triển với tốc độ chóng mặt, vậy làm thế nào để tối ưu hóa nội dung cho dạng tìm kiếm này? Hãy tạo ra những trang FAQ (Frequently Asked Questions – Những câu hỏi thường gặp). Một nghiên cứu về SEO m kiếm bằng giọng nói chỉ ra rằng, Google ưu tiên lựa chọn những kết quả tìm kiếm bằng giọng nói thông qua những trang FAQ.

tối ưu seo: SEO tìm kiếm bằng giọng nói

Kết luận

SEO Onpage vẫn luôn là một phần quan trọng trong Digital Marketing và vừa rồi là 7 chương trong cẩm nang toàn tập về SEO Onpage MarketingAI đã tổng hợp từ Banklink o. Hy vọng bài viết này đã mang lại cho những bạn Marketer đã, đang và muốn tìm hiểu thêm về SEO Onpage những thông tin và kiến thức bổ ích.. Hẹn gặp các bạn trong những bài viết chuyên sâu tiếp theo trên MarketingAI.

Tuấn Anh – MarketingAI

Theo Backlinko