Thế hệ Z và câu chuyện quảng cáo

thế hệ Z

Bạn đã nghe nhiều đến cụm từ “Thế hệ Z” thời đại 4.0  và là những người nắm trong tay tương lai của đất nước. Nhưng bạn có nắm rõ đặc điểm và hành vi, thoái quen, gu digital marketing của họ hay không? Mời bạn đọc hãy cùng Học viện AI Digital tìm hiểu xem Gen Z có đặc điểm và hành vi như thế nào nhé!

 

Nếu như thế hệ Y (1981 – 1995) là những người tập quen với sự phát triển như vũ bão của các mạng xã hội từ Facebook, Twitter đến YouTube, Instagram thì thế hệ Z dường như không thể sống thiếu công nghệ.

Gen Z được gọi là thế hệ iGen (viết tắt iGeneration) vì những cá nhân này sinh từ 1996 trở đi, thì đến 1997 Internet có mặt tại Việt Nam. Vậy doanh nghiệp bạn có nghĩ bạn thấu hiểu hành vi và suy nghĩ của giới trẻ hiện nay? Nếu câu trả lời là có, hãy bình tĩnh đọc hết bài viết dưới đây, bởi sự thay đổi đến chóng mặt của thế hệ Z đôi khi sẽ khiến bạn bất ngờ.

Thói quen này của thế hệ Z lại chính là một trở ngại lớn cho các nhà tiếp thị. Dù là phân khúc khách hàng tiềm năng nhưng bắt buộc các nhà quảng cáo phải xem xét lại cách tiếp cận thị trường khi đối tượng tiêu dùng chính dành rất nhiều thời gian “sống” trong thế giới ảo.

Thế hệ Z – Họ là ai?

Thế hệ Z (Gen Z) là những người được sinh sau năm 1995 đến giữa những năm 2000. Họ sinh ra và lớn lên trong môi trường đầy những thiết bị số, màn hình cảm ứng và Internet là điều bắt buộc phải có. Chính vì tiếp cận với công nghệ từ nhỏ nên thế hệ Z có xu hướng rất nhạy bén và hiểu biết về công nghệ cũng như các phương tiện truyền thông xã hội. Ngón tay lướt trên màn hình cảm ứng, thích phát triển những tính cách mới, thích đọc thông tin nhanh gọn, tất cả đều là đặc trưng của một thế hệ Z.

Ở Việt Nam, thế hệ Z chiếm khoảng 1/7 dân số cả nước (hơn 14 triệu người). Họ đang từng bước trở thành lực lượng tiêu dùng chính trong thế giới mà lằn ranh giữa thế giới thực và thế giới số đang dần bị xóa nhòa. Chính vì vậy, thế hệ Z thích là những người tạo ra xu hướng, chứ không thích chạy theo xu hướng. Họ thể hiện bản thân mình hoặc đăng tải những hoạt động hàng ngày hoặc những sản phẩm mà họ sử dụng. Trên Facebook, họ thu thập thông tin, chia sẻ những khoảnh khắc thực tế hoặc bày tỏ ý kiến ​​và niềm tin của họ. Trên YouTube, họ tìm kiếm nội dung hấp dẫn và giải trí. Bằng cách này, họ có thể chia sẻ câu chuyện của họ, học hỏi lẫn nhau và xây dựng cộng đồng mang tính kết nối và có sức ảnh hưởng.

Thế hệ Z và câu chuyện quảng cáo

Theo dự báo, thế hệ Z sẽ chiếm khoảng 40% lượng người tiêu dùng toàn cầu vào năm 2020. Môi trường Internet sẽ giúp thế hệ Z tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và có nhiều lựa chọn, so sánh khi quyết định mua hàng. Chính điều này sẽ tạo nên một cuộc cách mạng trong hành vi tiêu dùng. Giải mã cách tiếp cận nhóm khách hàng cốt lõi này sẽ là điều tối quan trọng với những marketer muốn thành công trong tương lai.

Tương tự như một bộ phận thế hệ Millennial, thế hệ Z không thích “bị xem” là mục tiêu để quảng cáo trên mạng xã hội, thậm chí họ luôn muốn tìm kiếm các phần mềm chặn quảng cáo. Họ không muốn bị làm phiền dù chỉ 30 giây nhưng sẵn sàng bỏ ra 30 phút cho một câu chuyện hay. Và 92% người tiêu dùng trẻ tin vào lời khuyên của người ảnh hưởng hơn là quảng cáo xuất hiện mọi nơi của các doanh nghiệp. Influencer dần dần trở thành chiến lược quảng cáo được các nhãn hàng ưu tiên khi muốn tiếp cận Gen Z. Thế nhưng sử dụng “Influencer Marketing” như thế nào để hiệu quả với thế hệ Z là câu chuyện không hề dễ dàng.

Sử dụng Influencer Marketing để tiếp cận thế hệ Z hiệu quả

Influencer Marketing với thế hệ Z vẫn trên đà tăng trưởng và vẫn là lựa chọn tối ưu khi mà cả thương hiệu và người ảnh hưởng đều đạt được mục đích quảng bá. Việc lựa chọn Influencer để quảng bá thương hiệu là một việc vô cùng quan trọng. Influencer luôn phải đáp ứng được 2 yêu cầu: phù hợp với thương hiệu và nhận được tương tác của khách hàng khi truyền tải thông tin. Ngoài ra marketer còn phải chú ý tới những đặc điểm của gen Z để có thể lựa chọn những cách tiếp cận hiệu quả.

1. Không thể dẫn dắt thông tin một chiều với thế hệ Z

Vì Gen Z tiếp xúc với rất nhiều thông tin qua một chiếc smartphone nên họ có thể nhận thức được điều gì đúng đắn, điều gì phù hợp với bản thân chứ không dễ dàng bị dẫn dắt theo những thông tin do thương hiệu đưa ra.

Thế hệ Z ở Việt Nam cũng thông minh hơn khi tiếp cận thông tin trên mạng xã hội. Họ rất ít mắc các bẫy lừa trên mạng so với các thế hệ trước và cũng cảnh giác hơn với thông tin quảng cáo. Khi được khảo sát, chỉ 17% tin tưởng các phản hồi về chất lượng dịch vụ trên Facebook và chỉ 9% những người trẻ tin tưởng vào các mối quan hệ mới quen qua mạng.

2. Tận dụng yếu tố Marketing truyền miệng

Social Media và tham khảo kinh nghiệm từ bạn bè là những yếu tố hàng đầu có thể ảnh hưởng tới thế hệ Z. Vậy nên tận dụng yếu tố Marketing truyền miệng là phương pháp mà các nhãn hàng nên quan tâm khi muốn tác động tới quyết định mua hàng của Gen Z. Sau đó hãy cân nhắc việc sử dụng Influencer trên nền tảng Social Media. Các trang mạng xã hội luôn là nơi dễ dàng chia sẻ, gia tăng tương tác, thảo luận, tiếp cận nhanh chóng tới các khách hàng mục tiêu.

thế hệ Z

3. Lựa chọn Influencer thông minh

Vì sống trong thế giới ngập tràn quảng cáo nên thế hệ Z không chỉ đòi hỏi thương hiệu phải làm họ cảm thấy thích, mà các thương hiệu còn phải giống một người bạn, phải thật gần gũi! Đó cũng chính là lý do vì sao marketer thích sử dụng hình ảnh Influencer để tạo sự gần gũi với gen Z.

Các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng chưa chắc đã mang lại được hiệu quả tích cực bằng những Influencer quen thuộc từ các nền tảng Social Media hay kể cả những người tiêu dùng thực tế. 63% Gen Z đồng ý rằng họ thích nhìn thấy những người gần gũi với họ hơn là những người quá nổi tiếng từ các sân khấu lớn. Gen Z rất quan tâm đến tính xác thực thông tin, vậy nên những bài đánh giá thực tế từ những người có ảnh hưởng trong lĩnh vực nhất định có ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ của thế hệ Z.

Thế giới đang dần đón nhận lớp người trẻ trong lực lượng lao động và tiêu dùng, chính vì vậy, các thương hiệu muốn làm marketing thành công bắt buộc phải phân tích, đánh giá kỹ lưỡng thế hệ Z ngay từ bây giờ.

Theo Lyta