Khởi đầu năm mới 2021 cũng lúc mùa dịch đến thì câu hỏi nhiều bạn bán hàng Online gia nhập thị trường 2021 thì bán và tận dụng ra sao cho những ai muốn/đang kinh doanh trên các nền tảng eCommerce. Viện AI Digital chia sẻ bài viết hay từ anh Trần Lâm, nhà khởi nghiệp, người biết cách xây dựng mô hình kinh doanh tận dụng hạ tầng nền tảng eCommerce ở Việt Nam.
MỤC LỤC
Đầu tiên thống kê lại 1 số điểm chúng ta đã thấy được trong năm 2020
- Hệ thống bán hàng offline gần như đều gặp khó khăn kinh doanh lẫn mua hàng đều đa số chuyển dịch lên online;
- Kênh mua hàng đang chiếm lĩnh thị trường là sàn thương mại điện tử (TMĐT) khoảng 50%, Facebook khoảng 25%, brand website khoảng 10%, còn lại là các kênh khác như Instagram, Zalo…;
- Các sàn TMĐT: Shopee dẫn đầu thống kê ở lứa tuổi GenZ; GenY gần như thống lĩnh vượt lên khỏi Tiki; Lazada ở GenX thì mới có sự cân bằng hơn; Sendo tỏ ra đuối sức so với 3 sàn còn lại, với lợi thế duy nhất là ở các vùng nông thôn xa thành phố;
- 1 năm mà thống kê các gian thương hiệu Mall, đặc biệt các thương hiệu từ nước ngoài về gần như bằng tất cả các năm trước cộng lại;
- Những kênh TMĐT là kênh bán lẻ duy nhất vẫn duy trì được tỉ lệ tăng trưởng so với các năm trước.\\
4 điểm quan trọng eCommerce tại Việt Nam
Trên TMĐT thì yếu tố lượng truy cập là quan trọng nhất và với sự gia nhập tăng trưởng nhà bán hàng nên mọi sắp xếp về Traffic gần như khác với trước kia, 1 số điểm quan trọng như:
- Traffic được chia đều ra cho cả nhà bán hàng cũ và mới đều có cơ hội, đều này dễ thấy nhất ở hiển thị trong công cụ search ở tag liên quan của Shopee;
- Traffic giờ đây nhiều ít phụ thuộc nhà bán hàng nhiều hơn sàn, gian hàng nào kéo về nhiều traffic hơn, traffic chất lượng hơn thì sẽ bán được nhiều hàng hơn theo nguyên tắc “vay và trả”;
- Về Traffic dễ thấy nhất là công cụ Affiliate gần như giờ đều trao tay cho nhà bán hàng chủ động chạy về hay cài đặt cho các Publisher, ở đây nếu ai kinh doanh và khách hàng là GenZ, GenY thì không thể bỏ qua vì có hơn 25% được khảo sát đã nó họ bị ảnh hưởng quyết định mua hàng bởi những người có ảnh hưởng;
- Bên cạnh đó với việc các sàn TMĐT đều đã có đủ công củ để mong biến thành mạng xã hội thì các công cụ như Livestream và Game hay đăng dạo sẽ là công cụ mới cần tập trung.
Kết của 2020 và là xu hướng cho 2021 sẽ diễn ra
- Phải có Brand để có thể tận dụng tốt trong việc bán và chăm sóc khách hàng sau đó, đều này đã thấy năm 2020 sang năm sẽ thấy rõ ràng hơn, đặc biệt không phải là xây Brand trên sàn không là xây tổng hợp cả trên social và full kênh Media.
- Xử lí dữ liệu bán hàng, chăm sóc khách hàng tập trung để chủ động traffic cũng như tạo loyaty cho khách hàng là đều cần làm.
- Năm nay sự cạnh tranh về sản phẩm và thương hiệu nhiều hơn là sự cạnh tranh về lượng truy cập, khi kiến thức TMĐT trở nên phổ thông thì quay về cốt lõi là giá trị thương hiệu, sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm.
- Đặc biệt hơn nếu không có gì thay đổi rất lớn thì năm nay sẽ là cuộc chiến Global hoặc ít là cạnh tranh vào thị trường Đông Nam Á, chúng ta có thể bán ra nước ngoài và ngược lại, ai tận dụng tốt về hệ thống logistics có thể bán ra thị trường nước ngoài như đang bán trên thị trường trong nước.
Người viết: Trần Lâm
Có thể bạn quan tâm: