Chuyển đổi số (Digital Transformation) mùa này được xem là giải pháp giúp doanh nghiệp hồi phục và hành trình gian nan của mỗi doanh nghiệp ngay từ khi bắt đầu.
Thực tế có đến 70-84% các dự án chuyển đổi số không đạt được mục tiêu đặt ra ban đầu. Vì sao tỷ lệ thất bại lại cao như vậy? Dưới đây là 7 lý do quan trọng khiến chuyển đổi số thất bại, doanh nghiệp cần tránh!
MỤC LỤC
Mục tiêu không rõ ràng
- Cần xác định mục tiêu chuyển đổi số rõ ràng, cụ thể và chi tiết. Nếu thiếu đi tính rõ ràng, thống nhất, sẽ rất khó để đo lường được mức độ thành công hay thất bại của toàn bộ quá trình. Để tránh sai lầm cần xem xét lại lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu chuyển đổi là gì? kết quả cần đạt được sau quá trình chuyển đổi số?
- Nắm được mục tiêu và từng giai đoạn của quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ đưa ra lộ trình rõ ràng, theo sát từng bước chuyển đổi số
Lãnh đạo thiếu khả năng thúc đẩy đổi mới
- Chuyển đổi số cần được hiểu là sự thay đổi cấu trúc toàn diện, đặc biệt là vai trò của người lãnh đạo. Hơn hết, người lãnh đạo cần có khả năng thúc đẩy sự đổi mới thể hiện bằng khả năng quyết đoán, gương mẫu, trao quyền, truyền cảm hứng và động viên cho nhân viên.
- Phổ biến hiện nay là tình trạng doanh nghiệp khoán trắng cho bộ phận kỹ thuật tìm hiểu và thực hiện các thay đổi mang tính ứng dụng, xem đây là trách nhiệm của bộ phận IT. Tuy nhiên đây chính là một trong những lý do chính dẫn đến việc phần lớn các dự án chuyển đổi số trong doanh nghiệp thất bại
Nhầm tưởng trong chiến lược chuyển đổi số
- Hầu hết các doanh nghiệp đều mắc phải những sai lầm cơ bản sau:
- Tập trung vào công nghệ mà quên mất con người bao gồm nhân viên, khách hàng, đối tác… mới là chủ thể chính trong quá trình này. Song song với việc đẩy mạnh công nghệ cần chú trọng vào quản trị doanh nghiệp.
- Chậm chạp và quá thận trọng trong quá trình triển khai dẫn đến quá trình chuyển đổi số chậm chạp, chi phí cao
Không phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp
- Bắt tay vào quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp cần tận dụng công nghệ có sẵn để đảm bảo chi phí và tốc độ. Tuy vậy, nên dành nhiều thời gian để cân nhắc điều chỉnh công nghệ phù hợp với cách vận hành của doanh nghiệp.
- Làm tốt được điều này giúp loại bỏ rào cản trong quá trình tiếp cận và sử dụng công nghệ, nhờ vậy có thể nhanh chóng đạt được thành tựu mong đợi.
Nền tảng văn hóa doanh nghiệp chưa phù hợp
- Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng quyết định đến khả năng thành công của quá trình chuyển đổi số. Tương tự như bất cứ sự điều chỉnh hay thay đổi của doanh nghiệp khác, nếu không xây dựng được nền tảng văn hóa doanh nghiệp phù hợp có thể tăng rủi ro trong quá trình chuyển đổi số.
- Để đạt được thành công của quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp chủ động tiếp cận cái mới, bước ra khỏi vùng an toàn để đạt được kết quả chuyển đổi số tốt nhất
Không theo kịp đối thủ
- Nghiên cứu thị trường là một trong những bước quan trọng khi bắt tay vào chuyển đổi số doanh nghiệp. Nhờ vậy giúp xác định đối thủ cạnh tranh, định hướng phát triển và lộ trình doanh nghiệp nên áp dụng.
- Dựa trên phân tích các thông tin này giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng các chiến lược và kế hoạch phát triển trong tương lai.
Bỏ qua những tiềm năng của dữ liệu
- Một điều thường thấy ở các doanh nghiệp truyền thống là sự thiếu liên kết giữa các phòng ban. Khó khăn trong việc lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu khách hàng.
- Quá trình thay đổi hệ thống, cấu trúc và cải thiện luồng giao tiếp là một trong những thách thức to lớn đối với doanh nghiệp. Tuy vậy, mỗi doanh nghiệp cần chủ động, nỗ lực vượt qua để cạnh tranh và vượt qua các đối thủ.
Yếu kém trong khâu chuẩn bị, thiếu tập trung, không biết nên ưu tiên nguồn lực nào cho quá trình chuyển đổi số dẫn đến lúng túng trong quá trình triển khai đồng thời không đạt được kết quả như kỳ vọng.
Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: