5 mẹo bán hàng Online cuối năm giúp gia tăng đơn hàng

bán hàng Online

Đặc biệt vào những dịp quan trọng như mùa mua sắm cuối năm bất cứ thương hiệu nào cũng cần những chiến lược tiếp thị và tương tác với khách hàng theo những cách sáng tạo, khác biệt và thú vị.

Trong bài viết này, Viện AI Digital muốn tập trung vào những cách giao tiếp tốt hơn và giúp người mua cảm thấy thoải mái, hài lòng khi mua hàng từ doanh nghiệp của bạn.

1. Làm nổi bật giá trị của sản phẩm

Điều quan trọng trước khi xây dựng chiến lược là phải hiểu được cảm xúc hiện tại của khách hàng. Một nghiên cứu được thực hiện bởi McKinsey & Company đã cung cấp những thông tin rất hữu ích về cách khách hàng suy nghĩ và hành động trong mùa mua sắm cuối năm:

Mọi người quan tâm tới các mặt hàng nhu yếu phẩm hơn là những hàng hóa và dịch vụ không cần thiết, với mức cắt giảm từ 20-40% chi tiêu cho những mặt hàng ít cần thiết hơn

Lòng trung thành khách hàng đã không còn là yếu tố ưu tiên hàng đầu ở thời điểm này. Mọi người tìm kiếm những mặt hàng rẻ nhất, sẵn có nhất hoặc tiện lợi nhất: 73% người tiêu dùng tại Mỹ đã thay đổi cửa hàng, thương hiệu mà họ thường mua sắm.  Theo nghiên cứu này, ngân sách chi tiêu cho mùa mua sắm cuối năm đã giảm: thống kê cho thấy mức giảm tới 25%

Những con số trên đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp cần tập trung vào việc thúc đẩy giá trị sản phẩm, dịch vụ mà mình đang cung cấp. Bên cạnh đó, thống kê cũng cho thấy, 58% khách hàng chia sẻ rằng giá trị (giá bán thấp hơn, nhiều ưu đãi, phí giao hàng thấp, v.v) và sự tiện lợi (có nhiều lựa chọn giao hàng, không quá đông khách, tập trung nhiều mặt hàng, v.v) chính là yếu tố quan trọng để họ quyết định lựa chọn một cửa hàng/ thương hiệu.

Khi chia sẻ những nội dung liên quan tới giá cả hoặc sáng tạo những thông điệp tiếp thị, hãy tập trung nêu ra những gợi ý về việc khách hàng có thể tiết kiệm chi tiêu ra sao, số tiền họ bỏ ra sẽ thu về sản phẩm và dịch vụ đáng giá như thế nào, v.v để thôi thúc khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định. Trong trường hợp giá cả không phải là một lợi thế cạnh tranh, hãy nhấn mạnh với khán giả về tình trạng sẵn có của các sản phẩm hoặc bạn có thể giao hàng cho họ nhanh chóng hay miễn phí.

2. Xây dựng chiến lược đa kênh (Omni Channel Digital)

Với việc tỷ lệ và thời gian sử dụng Internet đã tăng vọt trong năm nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid, kéo theo đó xu hướng mua sắm trực tuyến cũng đã tăng lên và thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội cũng vậy. Đối với doanh nghiệp, điều này cũng đồng nghĩa là bạn cần một chiến lược cập nhật trên blog và các trang mạng xã hội khác nhau của thương hiệu.

Ngoài ra, hãy đảm bảo có sự giám sát và lắng nghe các thông tin liên quan về doanh nghiệp, bao gồm cả Google Doanh nghiệp của tôi. Nền tảng danh sách doanh nghiệp của Google cũng là một nơi quan trọng để cập nhật thông tin của công ty với khách hàng – hoàn toàn miễn phí.

Dưới đây là một số yếu tố chính cần lưu ý khi cập nhật thông tin về doanh nghiệp:

  • Đừng bỏ qua phần Giới thiệu hoặc Mô tả. Đảm bảo bạn đã thêm các từ khóa mà khán giả sẽ nhập khi tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ
  • Bài đăng và cập nhật. Nhiều trang danh sách doanh nghiệp cho phép tạo các bản cập nhật giống như các bài đăng trên mạng xã hội để thông báo cho người dùng về các ưu đãi hay tin tức của doanh nghiệp
  • Thêm giờ mở cửa và ngày mở cửa. Ngoài ra, hãy cho mọi người biết vị trí những cửa hàng đang hoạt động của mình
  • Tất nhiên, bạn cũng cần tạo các bài viết chất lượng một cách thường xuyên. Đồng thời, đừng quên kết hợp video cũng như nội dung AR hay VR cho những mặt hàng mà mọi người không thể thử trước khi mua.

bán hàng Online

3. Cập nhật nội dung trang FAQs và thông tin liên quan tới đại dịch

Khách hàng tiềm năng của bạn cảm thấy đang cảm thấy mọi thứ không chắc chắn và lo lắng cho những rủi ro mình có thể gặp phải trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Khi đó, thương hiệu có thể giảm bớt sự khó chịu của họ bằng cách cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, những thay đổi đã được thực hiện trong thời gian qua. Tạo và cập nhật nội dung trang Câu hỏi thường gặp nhằm giải quyết các vấn đề sau:

  • Liệu có được đổi trả, hoàn lại tiền hay không và khách hàng cần tuân theo thủ tục nào nếu muốn trả lại sản phẩm đó?
  • Cung cấp thông tin chi tiết về các biện pháp đảm bảo an toàn của doanh nghiệp
  • Khách hàng có thể phải mất bao lâu để nhận được phản hồi từ bộ phận hỗ trợ khách hàng?
  • Cung cấp thông tin về việc giao hàng hoặc chậm giao hàng
  • Thông báo cho khách hàng về các biện pháp phòng ngừa an toàn cần thực hiện khi họ đến cửa hàng

Thương hiệu cũng nên xem xét những chủ đề mà mọi người đang hỏi trên các trang mạng xã hội để bổ sung thêm thông tin hay hướng dẫn phù hợp. Khi khán giả tìm thấy thông tin rõ ràng và toàn diện trên trang web của bạn, họ sẽ cảm thấy tin tưởng hơn khi ra quyết định mua.

bán hàng Online

4. Thêm kênh hỗ trợ qua live chat

Một cách khác để xây dựng niềm tin cho khách hàng trong mùa mua sắm cao điểm là thêm live chat vào website của thương hiệu.

  • Hỗ trợ khách hàng qua livechat cho phép người dùng đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời ngay lập tức. Không có cách nào tốt hơn để chứng tỏ rằng thương hiệu luôn sẵn sàng và sẽ chăm sóc khách hàng ngay khi họ cần trợ giúp hơn cách này.
  • Vì vậy, thêm các plugin trò chuyện trực tiếp sẽ hỗ trợ không chỉ cho khách hàng mà cả nhân viên của bạn. Đồng thời, một giải pháp trò chuyện trực tiếp hiệu quả sẽ tích hợp với các nền tảng CRM và tạo ra cái nhìn toàn diện về khách hàng để thương hiệu có thể cung cấp các dịch vụ cá nhân hóa.

5. Chiến lược email marketing đi đúng hướng

Tiếp thị qua email có thể là công cụ quan trọng nhất trong bộ tài liệu tiếp thị của doanh nghiệp. Hãy tận dụng nó để tăng doanh số bán hàng cũng như cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết và không thể bỏ qua trong dịp mua sắm quan trọng này.

Bước đầu tiên là xây dựng một danh sách email. Để thúc đẩy việc mở rộng danh sách đăng ký nhận email, thương hiệu có thể chia sẻ các chương trình giảm giá, chính sách ưu đãi dành riêng cho mùa lễ hội cuối năm để mọi người đăng ký email của mình.

Khi đã có danh sách email, hãy tự động thực hiện các nỗ lực tiếp thị bằng cách tạo một chiến dịch nhỏ giọt. Bạn có thể cài đặt các chiến dịch nhỏ giọt – gửi các email đã được soạn sẵn vào danh sách email của mình theo những thời điểm cụ thể. Bằng cách sáng tạo nội dung liên quan đến những mặt hàng cần thiết, ưu đãi đặc biệt hay chính sách có một-không-hai của thương hiệu liên quan đến những ngày lễ lớn, bạn có thể thúc đẩy doanh số bán hàng tăng lên nhanh chóng trong một thời gian rất ngắn.

Trong quá trình đó, các nhà tiếp thị cũng cần kiểm tra xem email của mình có rơi vào thư mục spam hay không. Tỷ lệ chuyển đổi tiếp thị qua email là cao nhất trong tất cả các công cụ tiếp thị: với mỗi đô la bạn chi tiêu, bạn tạo ra lợi nhuận là 44 đô la. Vì vậy, nếu email của bạn không đến được hộp thư đến của khách hàng, bạn đang bỏ lỡ doanh số bán hàng, đồng thời, cũng có thể gặp rắc rối với tên miền của mình.

Một cách để giải quyết vấn đề này là sử dụng dịch vụ danh sách trắng như WP Mail SMTP. Việc xác minh tên miền có thể phức tạp nhưng với sự trợ giúp của plugin, bạn có thể thực hiện dễ dàng hơn.

Hy vọng những chia sẻ ở trên đã giúp doanh nghiệp có thêm các lựa chọn hiệu quả để tăng cường giao tiếp hiệu quả với khách hàng và có thể tăng doanh thu trong thời gian quan trọng nhất trong năm, bất chấp các vấn đề do đại dịch gây ra.

Theo Thomas Griffin