11 tính năng Instagram để tăng lượt follow mỗi ngày

Instagram Marketing

Instagram có 800 triệu người dùng hàng tháng và có 500 profile hoạt động mỗi ngày. Và thêm một sự thật nữa có thể làm bạn bất ngờ, đó là: có 70% hashtag trên Instagram đều có liên quan đến thương hiệu.

Điều này cho bạn biết được gì? Nếu bạn đang không hoạt động trên Instagram thì chắc chắn là các đối thủ đang làm như thế. Hoặc bạn cũng có thể đã tạo một tài khoản rồi, nhưng nếu chỉ mới dừng lại ở đó thì sẽ không chuyển đổi được đơn hàng nào cả.  Nếu bạn muốn thúc đẩy doanh số và kiếm được lợi nhuận từ Instagram, bạn cần nghĩ ra một chiến lược khả thi. Nào cùng Học viện Digital xem 11 11 tính năng Instagram để tăng lượt follow mỗi ngày.

1. Tăng follower

Một trong những bước đầu tiên để có một chiến lược Instagram marketing thành công chính là tăng trưởng mạng lưới người theo dõi (follower). Nếu số lượng này không nhiều, bạn sẽ rất khó khăn để làm cho các bài post của mình được nhìn thấy. Và cũng không dễ để tạo ra doanh số nếu không có follower.

(Nguồn ảnh: Internet)

Đối với những ai vừa mới tạo một tài khoản Instagram, thật đáng sợ khi phải bắt đầu từ con số 0. Nhưng trừ khi bạn là một thương hiệu hoàn toàn mới, còn không thì bạn đã có sẵn khách hàng của mình rồi.

Và đó chính là nơi bạn nên bắt đầu tìm kiếm các follower của mình. Sau đây là những lý do hàng đầu cho biết tại sao người dùng follow các thương hiệu trên mạng xã hội (thống kê từ công ty Statista):

  1. Hứng thú với sản phẩm/dịch vụ (73.4%)
  2. Quan tâm đến các chương trình ưu đãi (58.8%)
  3. Có tính tiêu khiển & giải trí (51.3%)
  4. Có một động cơ nào đó thúc đẩy (42.2%)
  5. Quan tâm đến lĩnh vực hoạt động của họ (41.5%)
  6. Để giao tiếp với thương hiệu (25.1%)
  7. Bạn bè follow/thích nội dung của họ (21.0%)

Instagram Marketing

(Nguồn ảnh: Internet)

Như bạn có thể thấy từ các số liệu này, có hơn 73% người dùng nói rằng họ theo dõi các thương hiệu trên MXH là vì họ quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ mà thương hiệu cung cấp.

Các khách hàng hiện có quan tâm đến thương hiệu của bạn, hãy cho họ biết về profile của mình trên Instagram và bảo họ theo dõi bạn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách gửi thông tin đến những email subscriber của mình. Cần đảm bảo là bạn đưa ra một động cơ nào đó đủ hấp dẫn để thúc đẩy họ thực hiện việc follow.

Ví dụ, bạn có thể gửi đi email vài lần một tháng. Nói với họ rằng nếu muốn biết được những ưu đãi và chương trình giảm giá thường xuyên hơn, hãy cập nhật thêm thông tin trên Instagram. Nếu sử dụng chiến lược này, hãy đảm bảo rằng mình luôn giữ đúng những gì đã hứa hẹn.

Để tiếp cận đến những người theo dõi qua email, bạn có thể đặt biểu tượng Instagram lên website của mình, Ngoài ra hãy sử dụng thêm các kênh social media khác để quảng bá cho profile Instagram. Sau khi bạn thực hiện những bước này, bạn có thể thực hiện thêm một việc để có được nhiều follower hơn đó là follow những người khác.

Tuy vậy, hãy lưu ý là đừng follow những người dùng một cách tùy ý. Hãy tìm những follower phù hợp với hình mẫu đối tượng mục tiêu của mình. Đây sẽ là những hồ sơ phù hợp nhất để tạo ra những khách hàng tiềm năng và mang lại doanh số.

Vậy làm thế nào để tìm những người như thế? Sẽ hơi khó nhằn một chút và bạn cần phải bỏ ra một chút công sức. Trước tiên, hãy tìm những tài khoản tương đồng với tài khoản của bạn. “Lấy cắp” follower từ các đối thủ cũng là một cách làm hiệu quả, nhưng thay vào đó, bạn có thể tìm kiếm những profile Instagram đăng tải các nội dung có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình. Ví dụ, giả sử công ty bạn bán các trang thiết bị cắm trại và đi bộ đường dài. Hãy thử kiểm tra profile bên dưới, tên của họ là “adventurenthusiasts”:

Instagram Marketing

(Nguồn ảnh: Internet)

Họ có hơn 132,000 follower. Tất cả nội dung của họ có liên quan đến những địa điểm ngoài trời trên toàn thế giới. Bạn có thể lập luận rằng những người follow tài khoản này sẽ hứng thú với chủ đề cắm trại hoặc hiking. Cách làm này sẽ mất thời gian, tuy nhiên nó cũng mang lại hiệu quả. Khi bạn đã tìm được một tài khoản như thế, hãy xem qua các follower của họ và bắt đầu theo dõi những người khác.

Những người dùng này sẽ nhận được một thông báo và kiểm tra trang của bạn để xem bạn là ai. Nếu họ thích những gì mình nhìn thấy trên profile, họ chắc chắn sẽ follow ngược lại bạn.

Khi bạn đã có thêm nhiều follower mới rồi thì việc thúc đẩy doanh số với các chiến lược Instagram sẽ dễ dàng hơn.

2. Tập trung xây dựng ấn tượng đầu tiên trên profile

Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, cả trong thế giới thực hoặc thế giới ảo. Là một marketer, bạn cần nhận ra được điều này. Khi viết nội dung cũng thế, bài viết cần phải có một đoạn giới thiệu tạo sức hấp dẫn “không thể chối từ”.

Khi một người dùng Instagram nhấp vào profile của bạn, họ sẽ thấy gì đầu tiên?

Họ sẽ thấy ảnh đại diện, phần thông tin tự giới thiệu và những bài đăng gần nhất. Quay trở lại với một ý ở phần 1 phía trên nói về việc follow người khác để tăng trưởng follower cho mình, khi một người dùng nhấp vào profile của bạn, thì họ không nên có bất kỳ câu hỏi nào cả.

Nghĩa là profile của bạn nên trình bày đầy đủ bạn là ai và bạn làm gì.

Dùng logo làm ảnh đại diện là hợp lý nhất. Nó sẽ giúp bạn dễ được nhận biết hơn là bức ảnh ngẫu nhiên về một người nào đó hoặc một sản phẩm nào đó. Hãy xem qua ví dụ dưới đây.

Instagram Marketing

(Nguồn ảnh: Internet)

Ấn tượng đầu tiên của bạn về profile này là gì? Đó là sự rõ ràng: Họ là ai. Ảnh đại diện là logo, và phần bio bên dưới trình bày chi tiết hơn về hoạt động của họ. Họ cũng chèn vào một link trở đến landing page trên website để khuyến khích người dùng đăng ký dịch vụ của họ.

Về cơ bản, nếu trang Instagram của thương hiệu của bạn không tạo được sự chú ý từ người dùng, thì bạn sẽ không có cơ may có được follower. Và trong phần lớn trường hợp thì tốt nhất là nên làm cho mọi thứ được ngắn gọn, đi vào trọng tâm, và chỉn chu, chuyên nghiệp. Khi đó, bạn sẽ có cơ hội cao hơn để quảng bá sản phẩm của mình và cuối cùng là gia tăng doanh số.

Cách để tạo ấn tượng này vừa khó vừa dễ. Hãy dành thời gian nghiên cứu các profile làm bạn cảm thấy ấn tượng trước tiên, và phân tích xem yếu tố nào làm bạn ấn tượng (nội dung, cách trình bày, cách chụp ảnh, bố cục, màu sắc, tông màu chủ đạo, có sử dụng yếu tố đặc biệt gì hay không?…thậm chí cả cách layout bài đăng trên Instagram cũng tạo nên ấn tượng rất mạnh mẽ, bạn có thể đã từng thấy 1 bức ảnh được tạo thành từ 9 bài post Instagram hay trong profile của họ luôn có những bài post được bỏ trống một cách có chủ ý để tạo nên sự đặc biệt trong giao diện). Và từ đó lựa chọn những phương án phù hợp nhất để áp dụng lại cho profile của mình.

3. Đăng tải nội dung với tần suất thường xuyên

Nếu bạn đang cập nhật profile với tần suất một bức ảnh hoặc video một lần mỗi tháng, thì đó không phải là chiến lược hiệu quả. Thậm chí nó còn không được xem là một profile có dấu hiệu hoạt động nữa.

Bạn nên làm cho thương hiệu luôn có sự “mới mẻ” trong tâm trí của những follower. Nhưng đồng thời bạn cũng không muốn xâm lấn bảng tin của họ và bị xem là phiền phức. Bạn cần một điểm cân bằng thích hợp ở đây.

Bạn không cần phải post nhiều hơn một lần/ngày, nếu bạn có nhiều nội dung muốn chia sẻ mỗi ngày, hãy sử dụng tính năng Instagram story.

Vậy bạn nên đăng tải với tần suất là bao nhiêu? Nghiên cứu cho thấy những thương hiệu hàng đầu có tần suất trung bình là 1.5 lần/ngày, tương đương với khoảng 10 đến 11 bài một tuần.

Thời gian chọn để đăng bài cũng rất quan trọng. Các thương hiệu lớn thường đăng nội dung trong khung giờ hành chính của một tuần làm việc thông thường.

Instagram Marketing

(Nguồn ảnh: Internet)

Tại sao lại thế? Vì có khoảng 90% nhân viên thừa nhận rằng họ sử dụng mạng xã hội để tiêu khiển khi họ đang làm việc.

Bạn cần nhận thức được điều này và lên kế hoạch thời gian đăng bài sao cho phù hợp. Việc đăng bài thường xuyên sẽ gia tăng mức độ hiện diện của bạn cũng như khả năng có nhiều người nhất có thể sẽ thấy được nội dung đó.

4. Đừng quá “chào hàng”

Bây giờ hãy nói một chút về nội dung của các bài đăng. Rõ ràng là bạn muốn thúc đẩy doanh số. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là mọi thứ bạn đăng đều phải quảng bá cho một sản phẩm nào đó. Điều này sẽ làm follower cảm thấy phiền toái và gây ra hiệu ứng ngược.

Hãy pha trộn nhiều phong cách trong nội dung, bạn có thể hài hước, đăng hình ảnh các nhân viên của công ty. Chỉ cần không đi quá xa hình ảnh của thương hiệu.

Tuy việc đăng các nội dung không quảng bá sản phẩm cũng không có vẫn đề gì, nhưng bạn nên tránh những chủ đề có thể gây ra tranh cãi, chẳng hạn như các vấn đề tôn giáo, chính trị, chủng tộc…

Tóm lại, hạn chế đăng quá nhiều bài quảng bá. Theo người dùng thì đây là hành động gây khó chịu nhất mà các doanh nghiệp thực hiện trên MXH:

Instagram Marketing

(Nguồn ảnh: Internet)

Thêm vào đó, có 46% người dùng nói rằng họ sẽ bỏ theo dõi (unfollow) một thương hiệu trên MXH nếu họ đăng tải các bài quảng cáo quá thường xuyên. Bất cứ khi nào bạn đăng một bài quảng cáo, hãy làm nó một cách bình thường. Bạn không cần phải viết in tất cả các chữ cái, thêm vào quá nhiều icon như ngôi sao hay sử dụng các dấu ngoặc kép ở khắp mọi nơi. Những điều đó bị xem là gây khó chịu, hãy ngắn gọn và đi vào trọng tâm.

5. Phát trực tiếp

Instagram có chức năng phát sóng trực tiếp, Và livestream luôn là một xu hướng “nóng” kể từ năm 2018 trở lại đây. Người dùng yêu thích loại hình này và các thương hiệu cũng đang tận dụng chúng.

Các video trực tiếp cho bạn cơ hội kết nối với những đối tượng người xem theo thời gian thực. Trong khi bạn đang phát sóng, họ có thể để lại bình luận. Hãy đảm bảo rằng bạn phản hồi lại những comment này, và cố gắng hết sức để cho những người dùng này biết là bạn có để ý đến họ. Điều này sẽ giúp gia tăng các chỉ số tương tác.

Các cơ hội với livestream là vô tân, bạn có thể giới thiệu sản phẩm mới, dẫn người xem tham quan một vòng cơ sở vật chất, hoặc thậm chí là giới thiệu một vài nhân viên của mình. Bạn cũng nên cân nhắc đến ý tưởng tổ chức một chương trình hỏi đáp (Q&A) để tạo nên sự kết nối chân thực với người xem của mình.

Một cách khác để khai thác story trực tiếp trên Instagram đó là hợp tác với những thương hiệu khác. Instagram là nền tảng MXH hàng đầu trong việc hợp tác thương hiệu trên toàn cầu:

 

(Nguồn ảnh: Internet)

Bạn có thể cố gắng để được xuất hiện trên livestream của một profile khác để quảng bá cho thương hiệu của mình. Loại chiến lược này có thể giúp bạn tăng mức độ hiện diện đối với những khách hàng mới, tăng follower và cuối cùng là mang lại thêm nhiều doanh thu.

6. Thêm hình ảnh và video vào story

Story là một nơi tuyệt vời để đăng tải những nội dung hằng ngày. Bạn có thể tải nhiều nội dung lên story nhiều lần trong ngày bởi vì nó sẽ không làm xâm phạm bảng tin của các follower.

Nhưng cũng không vì thế mà bạn có thể vô tư post càng nhiều càng tốt. Người dùng sẽ không xem qua tất cả nội dung đó, điều này sẽ làm lãng phí cả thời gian và tài nguyên của bạn. Lượng tương tác và lượt xem sẽ giảm dần với mỗi bài post mà bạn thêm vào story.

Bạn cũng cần đảm bảo mình căn giờ đăng phù hợp trên story bởi gì chúng sẽ biến mất sau 24 giờ được đăng tải. Gợi ý ở đây là bạn nên dùng story để đưa ra các ưu đãi giảm giá, triển khai các cuộc thi hoặc cho mọi người biết rằng trong ngày hôm đó đã diễn ra những gì trong công ty của bạn.

Ý tưởng lớn ở đây là làm cho thương hiệu xuất hiện trong tâm trí của khách hàng. Nếu họ đang nghĩ về thương hiệu của bạn, thì họ có khả năng cao là sẽ mua hàng hơn.

Cũng giống với cách làm sử dụng video trực tiếp, bạn cũng có thể dùng Instagram story để cộng tác với một thương hiệu khác thông qua hình thức tiếp quản profile (takeover). Bạn có thể quản lý tài khoản của họ, và họ cũng có thể đăng nội dung lên tài khoản của bạn (trong một thời gian nhất định nào đó).

Một lần nữa, điều này sẽ làm thương hiệu của bạn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận đến một lượng đối tượng mục tiêu rộng lớn hơn.

7. Cộng tác với những influencer trên MXH

Một cách làm cực kỳ hiệu quả nữa chính là sử dụng những người ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ.

Theo khảo sát, có 94% các marketer nói rằng chiến lược sử dụng influencer trên MXH này hiệu quả đối với doanh nghiệp của họ. Hơn 80% mọi người tin vào các gợi ý được đưa ra bởi những micro influencer (là những người ảnh hưởng ở quy mô nhỏ, số lượng follower không lớn). Và 94% người tiêu dùng tin những influencer này đều rất am hiểu.

Nhìn chung thì nếu có một influencer nào đó quảng bá thương hiệu của bạn, bạn sẽ có được doanh thu.

Bên cạnh Facebook, thì Instagram đang trở thành nền tảng MXH chính cho cộng đồng influencer trên toàn cầu.

Instagram Marketing

(Nguồn ảnh: Internet)

Đây là một chiến lược tương đối hiệu quả xét về mặt chi phí, phần lớn chi phí cho một bài đăng của influencer sẽ nằm trong khoảng vài trăm đô-la. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định làm việc cùng những người nổi tiếng, thì con số này sẽ nhiều hơn đáng kể. Nhưng việc này không cần thiết.

Bạn nên tìm kiếm những micro influener có lượng follower khoảng từ 10.000 đến 50.000. Những người này có sự tương tác chân thực hơn với người theo dõi và cũng có tỉ lệ quan tâm cao hơn. Thêm vào đó thì chi phí cho mỗi bài đăng cũng ít hơn.

8. Chèn hashtag vào caption

Caption cũng quan trọng không kém những hình ảnh và video bạn đăng tải. Bạn nên học cách viết ra những đoạn caption giúp thúc đẩy sự quan tâm và tương tác.

Trên Instagram, việc sử dụng hashtag là cần thiết. Nghiên cứu dưới đây đã cho thấy rằng phần lớn bài đăng của những thương hiệu hàng đầu trên MXH chỉ sử dụng một vài hashtag:

Instagram Marketing

(Nguồn ảnh: Internet)

Nếu các thương hiệu hàng đầu đang sử dụng chúng, thì thương hiệu c ủa bạn cũng vậy. Ngoài ra, có 70% hashtag trên Instagram là hashtag thương hiệu. Các bài đăng chỉ với một hashtag sẽ nhận được lượng tương tác nhiều hơn 12.6% những bài đăng không sử dụng. Khi quyết định xem hashtag nào nên được sử dụng, bạn sẽ muốn sử dụng những hashtag có phạm vi rộng để tiếp cận được nhiều đối tượng nhất có thể.

Nhưng nếu hashtag quá chung chung thì sẽ không nổi bật. Ngược lại, nếu quá riêng biệt, thì sẽ không có ai tìm kiếm chúng. Bạn cần phải tìm được một điểm cân bằng phù hợp. Dù cho các thương hiệu hàng đầu không sử dụng nhiều hashtag, nhưng các nghiên cứu cũng nhận thấy rằng tỉ lệ tương tác của họ sẽ đạt mức cao nhất đối với những bài đăng có 9 hashtag.

Instagram Marketing

(Nguồn ảnh: Internet)

Một kết quả nổi bật khác đó là những hashtag với 21 ký tự sẽ có tỉ lệ tương tác cao nhất và tiếp theo là 24 ký tự. Bạn không cần cảm thấy phân vân với số lượng hashtag hay số ký tự mà bạn đang áp dụng. Chỉ cần lưu ý đừng sử dụng quá đà, điều đó sẽ làm cho bạn giống như đang cố tình spam vậy.

Đối với những người mới bắt đầu, bạn có thể sử dụng một hasthtag đã có sẵn để người khác có thể nhìn thấy nó. Ví dụ, bạn có thể lựa chọn hashtag của một ngày quốc lễ nào đó.

Hoặc bạn cũng có thể tự tạo hashtag cho riêng mình. Cách làm này sẽ liên quan đến thương hiệu một cách cụ thể hơn. Bạn có thể dùng brand name hoặc tên chiến dịch làm hashtag. Nếu bạn muốn triển khai một số cuộc thi trên Instagram, bạn có thể dùng các hashtag riêng cho mỗi cuộc thi này.

Bạn cũng nên sử dụng một số công cụ tạo hashtag miễn phí để có thêm gợi ý và tăng được các chỉ số cho bài đăng của mình.

9. Sử dụng các Emoji

Có 56% profile trên Instagram sử dụng các emoji và việc thêm emoji vào bài post có thể làm tăng tương tác lên 2.07%. Emoji sẽ làm cho bài đăng của bạn gần gũi hơn, có yếu tố “con người” hơn. Người dùng sẽ cảm thấy như là họ đang thấy bài đăng từ một người bạn, thay vì một công ty lớn nghiêm túc nào đó. Cảm giác gần gũi và thân thiện mà các follower cảm nhận được sẽ thúc đẩy họ tương tác với nội dung nhiều hơn.

Bạn cũng có thể yêu cầu follower để lại emoji yêu thích trong phần bình luận trên bài viết hoặc một emoji miêu tả chính xác nhất phản ứng của họ dành cho nội dung của bạn.

10. Khuyến khích các nội dung UGC

UGC là viết tắt của User-Generated Content. Chiến lược này có thể tận dụng những gì đã được tạo ra từ cách làm sử dụng hashtag để quảng bá các cuộc thi ở trên.

Loại hình quảng bá có tính chất này khuyến khích người dùng đăng tải các hình ảnh và video có liên quan đến thương hiệu lên profile cá nhân của mình. Nhờ đó, thương hiệu của bạn sẽ được hiện diện đến tất cả follower là bạn của những người dùng đó. Loại nội dung UGC này đóng vai trò như là một “đề xuất”, gợi ý thương hiệu đến với những người dùng tiềm năng.

Bên cạnh việc triển khai các cuộc thi, cách hiệu quả nhất để khuyến khích những nội dung UGC chính là kết hợp các hình ảnh của người dùng lên profile của bạn.

Hãy xem qua bài đăng này từ tài khoản thule:

(Nguồn ảnh: Internet)

Đây là một bài đăng từ đến từ một trong những follower của họ. Khi người khác nhìn thấy hình ảnh này, họ sẽ được khuyến khích chia sẻ nó cũng như gửi về các hình ảnh của riêng mình để có cơ hội được xuất hiện trên trang của thương hiệu.

11. Chạy các quảng cáo nhắm mục tiêu

Làm thế nào để bạn có thể tiếp cận đến những người không theo dõi tài khoản của bạn trên Instagram?

Một số chiến lược như gắn tag địa điểm, tạo ra các cuộc thi hay hợp tác với những influencer MXH có thể giúp bạn thực hiện việc này.

Tuy nhiên, những chiến lược kể trên không phải lúc nào cũng đưa thương hiệu của bạn hiện diện trong thị trường mục tiêu của mình. Và cách để làm điều đó chính là chạy các quảng cáo nhắm mục tiêu.

Instagram thuộc sở hữu của Facebook. Và cách thiết lập quảng cáo trên hai nền tảng này là tương tự nhau. Bạn có thể sử dụng các tiêu chí như độ tuổi, giới tính và địa điểm để lựa chọn đối tượng quảng cáo. Thậm chí bạn cũng có thể nhắm mục tiêu dựa trên sở thích hay mối quan tâm của họ.

Dưới đây là hình minh họa cho một mẩu quảng cáo trên Instagram của Tentree:

Instagram Marketing

(Nguồn ảnh: Internet)

Quảng cáo này cũng giống với bất kỳ bài đăng nào khác trên Instagram. Sự khác biệt duy nhất ở đây là nó có dòng chữ “Sponsored” (Được tài trợ) nằm ở vị trí của location tag, và có thêm một nút kêu gọi hành động CTA ở cuối.

Nhưng khi một người dùng lướt dọc bảng tin của họ, bài viết này sẽ hòa lẫn vào những nội dung khác mà họ đang đọc. Loại hình quảng cáo này được gọi là native ad, xuất hiện tự nhiên như một nội dung thông thường, không cố tình xâm phạm hay gây ra trải nghiệm làm phiền người dùng.

Tất nhiên là cách làm này sẽ yêu cầu một khoản ngân sách, và nếu kế hoạch của bạn chưa có dự trù cho mục này thì bạn nên thực hiện theo những phương pháp miễn phí còn lại trong bài viết này.

Và nếu bạn có khả năng, doanh nghiệp của bạn nên ít nhất chạy thử một vài chiến dịch để xem hiệu quả trên nền tảng này ra sao. Đây có thể là một cách tuyệt vời để thúc đẩy doanh số thông qua việc tiếp cận đến những đối tượng mới.