Kỷ nguyên Digital, các nền tảng Online ngày càng thay đổi nhanh chóng, phân cực mạnh mẽ sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Xu hướng Digital Marketing năm 2019 sẽ rất rủi ro nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục bám trụ với 1 hoặc 2 nền tảng nhất định. Không có điều gì chắc chắn về tính ổn định của cả Google lẫn Facebook.
Người dùng cũng đã đa dạng hóa hành vi, sở thích và cách sử dụng các nền tảng Online. Một thương hiệu để bám đuổi được toàn bộ hành trình của người dùng là cuộc chơi vô cùng tốn kém, đòi hỏi tính chuyên môn cao.
Tuy nhiên cũng có một cách để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng, làm theo những gì thế giới đã làm bấy lâu nay, đó là chủ động tạo ra sự ủng hộ (Advocacy) từ cộng đồng, khách hàng thông qua việc sản xuất các nội dung hữu ích một cách bài bản, có chiến lược. Google, Facebook hay bất cứ nền tảng nào cũng yêu thích điều đó, thông qua việc thực hiện chiến lược Content nghiêm túc, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sở hữu thứ hạng cao trên Google, những Fanpage với tỷ lệ tiếp cận 30 40%, thậm chí là những chiến dịch Video dễ dàng viral.
Thực sự, việc làm thương hiệu tại Việt Nam với doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất dễ dàng, chỉ cần bạn nổi bật nhất trong 1 cộng đồng khách hàng tiềm năng vừa đủ để doanh nghiệp phục vụ và kiếm được lợi nhuận phù hợp với quy mô của mình, bạn sẽ chiến thắng. Mấu chốt chính là “Tần suất xuất hiện” dày đặc, liên tục và “Khả năng định vị thương hiệu” một cách bài bản, hiệu quả.
- Mobile First: Facebook đã ra Instant Article từ lâu, Google cũng ra AMP được 2 năm hơn, Google Search giờ đây sẽ index Mobile thay vì phiên bản PC. Truy cập vào website không còn là 50% từ mobile nữa mà là 70%. Nhưng thiết kế website vẫn duyệt bản PC đầu tiên, nội dung tạo ra được kiểm duyệt trên PC, tốc độ website được ưu tiên phân tích phiên bản PC. Tất cả ở Việt Nam, vẫn là PC.
- Email Marketing: thế giới đã dùng từ lâu. Nếu tỉ lệ chuyển đổi trung bình của các kênh Digital là 2% thì với email, thế giới đạt trung bình 4% tỷ lệ chuyển đổi. Nhưng ở Việt Nam vẫn là: “người ta có dùng email đâu”, “email có ai đọc đâu” và rốt cuộc EMAIL được cho là không hiệu quả, một cách oan uổng.
- Automation Marketing: thật khó để Việt Nam tiếp cận Automation. Automation là sự kết hợp của việc am hiểu User, Conversion Optimize, Email Marketing, Martech và cả Content nữa … Giỏi 1 thứ đã khó, đằng này để sử dụng Automation cần giỏi hết những thứ đó.
- VR: thực tế ảo, chúng ta thấy rất nhiều, rất rất nhiều … trên quảng cáo, trên phim.
- Influence Marketing: người ta nói nhiều đến Influence Marketing, Micro-Influencer Marketing. Nhưng với định nghĩa “Influencer là người không dùng sản phẩm mà vẫn review” thì Việt Nam có lẽ vẫn chưa thể bùng nổ, thậm chí có thể phản tác dụng với đa số chiến dịch sử dụng Influence là kênh truyền thông chứ không phải là kênh tạo ra thảo luận. Tuy nhiên hãy cẩn trọng với những làn sóng Influence tự phát, nếu doanh nghiệp gây ra đủ phiền phức hoặc tạo ra đủ sự hài lòng, các Facebooker sẽ lên tiếng đủ để nhấn chìm một thương hiệu hoặc khiến bạn nổi tiếng sau 1 đêm.
- Blogger: Mất niềm tin vào việc thu được lợi ích từ blog, các doanh nghiệp Việt Nam từ lâu đã rời bỏ công cụ Marketing hữu hiệu này. Viết Blog không lên top Google, viết Blog chỉ thấy viewer không thấy buyer, viết Blog lâu có hiệu quả. Những trở ngại trên là có thật. Thị phần blog trên Google vẫn thuộc về những tay chơi cá nhân, nhưng chuyên gia SEO trong giới Underground như Toplist.vn, Dulichtoday.vn, Cachlam … hay những tay chuyên nghiệp thực thụ đến từ Global như Wikihow.vn, Hellobacsi.com, Dulich9.com. 2019 vẫn chưa phải là xu hướng của Blogging nhưng sẽ là năm khởi đầu cho trào lưu nhà nhà làm blog trong những năm tới. Và điều tiên quyết đối với doanh nghiệp là phải hiểu về CR Optimize, Email Marketing và xa hơn là Automation Marketing
Mai Xuân Đạt, CEO SEONGON & RED MONSTERS