Hoạt động Group Facebook, Group Zalo hiện hiệu quả hơn cả việc bạn chạy quảng cáo vì đó là tương tác thật và cực kỳ hiệu quả? Sau đây, Viện AI Digital chia sẻ 6 cách rất hiệu quả góp phần tăng cường nhận thức và tương tác với thương hiệu.
Nhưng làm thế nào để cộng đồng của bạn thực sự nổi bật? Những cách hiệu quả nhất để xây dựng lòng trung thành và sự tin tưởng của các thành viên trong cộng đồng là gì? Làm thế nào để họ cảm thấy đây sẽ là một cộng đồng với những thông tin chất lượng và đủ gắn kết để chia sẻ?
MỤC LỤC
1. Tạo cảm giác được trân trọng và ghi nhận
Mọi người thích được người khác công nhận. Hãy ghi nhận những đóng góp của các thành viên hàng tuần hoặc hàng tháng theo các yếu tố: tần suất chia sẻ hoặc mức độ đóng góp cho các mục tiêu chung của cộng đồng. Không những thế, bạn càng khuyến khích các thành viên hỗ trợ lẫn nhau, thì khán giả càng cảm thấy rằng cộng đồng của bạn quan trọng và họ cũng rất đặc biệt khi là một phần của cộng đồng đó.
2. Thể hiện lòng biết ơn và rèn luyện tính khiêm tốn
Bên cạnh lời cảm ơn tới từng thành viên, bạn cũng có thể bày tỏ lòng biết ơn đối với toàn thể cộng đồng. Chưa hết, thương hiệu cũng cần xây dựng những chiến lược để truyền cảm hứng cho các thành viên. Làm thế nào để các thành viên có khả năng tác động tích cực lẫn nhau, trong riêng lĩnh vực mà thương hiệu đang xây dựng? Hãy tạo cho họ cảm giác mình như là một phần của những điều gì đó lớn lao, mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng.
Đồng thời, cần khiêm tốn trong khả năng của thương hiệu: thường xuyên thừa nhận rằng cộng đồng là một nhóm gắn kết, với những thành viên rất nỗ lực hoạt động. Ghi nhận những người có đóng góp và mời các thành viên thay nhau đảm nhận vai trò lãnh đạo. Khi các thành viên cảm thấy có nhiều quyền sở hữu hơn, thấy được trao quyền cho cá nhân, v.v họ sẽ trung thành và đáng tin cậy hơn
3. Thúc đẩy sự chia sẻ giữa các thành viên
Một cách rất đặc biệt để đền đáp nỗ lực của các thành viên trong cộng đồng là tạo một không gian trực tuyến nơi mọi người có thể nhanh chóng và dễ dàng được hỗ trợ. Bạn có thể dẫn dắt bằng ví dụ (một cách tuyệt vời để liên hệ với các thành viên) và mời những người khác đưa ra nhận xét, góp ý.
Khuyến khích các thành viên cởi bỏ mặt nạ của họ – sau đó thưởng cho sự dũng cảm của họ bằng sự chân thành, chia sẻ và động viên từ các thành viên trong cộng đồng. Khi họ chia sẻ thành tích, những khó khăn đã phải đối mặt hoặc tiết lộ thú vị về niềm đam mê bí mật – các thành viên khác cảm thấy gắn kết hơn và thoải mái để chia sẻ hơn.
4. Tạo một cộng đồng cân bằng và chấp nhận lẫn nhau
Để các thành viên cảm thấy thoải mái khi cởi bỏ lớp mặt nạ của mình, trước tiên họ cần cảm thấy được chào đón, được ghi nhận và chấp nhận những khuyết điểm. Xây dựng và duy trì một không gian tạo điều kiện thuận lợi là một trong những nhiệm vụ bổ ích và thách thức nhất mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt.
Hướng dẫn và kiểm duyệt chu đáo về kinh nghiệm của các thành viên. Làm thế nào các thành viên vị tha cũng có thể nói lên ranh giới của họ? Làm thế nào để ai đó có thể chia sẻ về thương hiệu của bạn một cách tự nhiên, chân thành nhất? Làm thế nào để các cuộc tranh luận diễn ra trong không khí tôn trọng lẫn nhau? Khi có bài đăng nào đó không ổn, hãy tự hỏi bản thân xem liệu bạn có đang bảo vệ tính toàn vẹn của nhóm hay ngăn cấm các thành viên có thể bày tỏ sự đa dạng về suy nghĩ. Thực hiện cơ chế phản hồi để các thành viên có cách an toàn để nói lên những lo ngại trong cộng đồng.
5. Góp ý thẳng thắn và tôn trọng
Đơn giản và rõ ràng là hai trong số những món quà lớn nhất mà thương hiệu có thể cung cấp với tư cách là người lãnh đạo cộng đồng. Đưa ra các hướng dẫn rõ ràng về hình thức giao tiếp và hoạt động để các thành viên biết cách tương tác với nhau. Điều đó cũng làm cho thành viên trong cộng đồng nhận được nhiều trải nghiệm tích cực. Đồng thời, thương hiệu cũng rất dễ dàng để đối mặt với các tình huống kiểm duyệt khó khăn!
Có sẵn một quy trình tham gia, tương tác rõ ràng với lời kêu gọi hành động phù hợp là một trong những điều kiện tiên quyết để xây dựng một cộng đồng gắn kết.
6. Tạo kết nối con người
Mục tiêu của việc xây dựng một cộng đồng là kết nối khách hàng với thương hiệu – những người có chung một mối quan tâm. Do đó, hãy phục vụ cộng đồng bằng cách tạo những kết nối dễ dàng và hiệu quả nhất có thể. Tạo cơ sở dữ liệu để các thành viên có thể dễ dàng tìm kiếm và liên hệ với nhau. Mời các thành viên kết nối offline: chia sẻ kinh nghiệm qua các cuộc gọi video, tổ chức các buổi gặp mặt và khuyến khích tham gia các buổi hội thảo, v.v. Kết nối các thành viên với các cơ hội, những người bạn mới và các mối quan hệ ở thế giới bên ngoài để chứng tỏ rằng giá trị cộng đồng của bạn vượt xa nền tảng trực tuyến.
Để xây dựng một cộng đồng gắn kết, tựu chung lại điều quan trọng nhất là những người lãnh đạo cộng đồng cảm thấy vinh dự và khiêm tốn khi được phục vụ các thành viên. Tình cảm này sẽ lan toả rất nhanh, do vậy, hãy thường xuyên kiểm tra bản thân để yêu thương, hào phóng, khiêm tốn trong những thời điểm khó khăn. Đồng thời, việc tạo một không gian thoải mái để cởi bỏ những lớp mặt nạ cũng như có nhiều hoạt động offline cho các thành viên cũng sẽ giúp cộng đồng mà bạn đang xây dựng trở nên gắn kết và tin tưởng lẫn nhau.
Theo Forbes.com