Phim Mắt Biếc hiện đang rất sốc những ngày cuối năm, thầy Seb Trần hiện đang dạy Digital Marketing chia sẻ 15 góc nhìn dân Marketing & Sales từ quảng bá đến trãi nghiệm cũng cách quảng bá bộ phim….
- Đầu tiên, poster được thiết kế rất đúng tâm lý 👉🏼 đánh thức tình yêu quê trong mỗi con người Việt.
- Tên gọi mắt biếc là nick-name mà Ngạn gọi Hà Lan thông qua câu gợi ý của bà nội ngạn “con bé đó mắt nó đẹp” 👉🏼 cái này gọi là USP (sự khác biệt) – dùng để gán lên thuộc tính sản phẩm.
- Chính vì nội là người luôn bảo vệ ngạn nên yêu thương và có niềm tin tuyệt đối vào bà, cộng với cảm xúc tuổi học trò nên ngạn nói “lớn lên con sẽ cưới Hà Lan” 👉🏼 đây gọi là mong muốn sở hữu sản phẩm sau khi quan sát thực tế và nghe đánh giá từ người khác.
- Hà Lan sau khi lên thành phố đã thay đổi nên Ngạn cảm thấy khó chịu nhưng vẫn cố bám bằng ký ức quá khứ với mong muốn một ngày nào đó cô gái ấy sẽ nghĩ lại, trong khi Dũng lại làm Hà Lan thích thú 👉🏼 đây gọi là sự lạc hậu về tư duy đổi mới trong marketing để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vẫn áp dụng chiêu cam chịu để lấy lòng nên dẫn đến thất bại.
- Sau khi vui vẻ với Hà Lan xong Dũng tiếp tục vui chơi với các cô gái khác 👉🏼 đây gọi là quá trình “thử” sản phẩm để lựa chọn theo sở thích của khách hàng.
- Cuối cùng, Ba Dũng yêu cầu Dũng cưới người khác cho môn đăng hổ đối và Dũng cũng phải chấp nhận 👉🏼 đó gọi là tăng giá trị sản phẩm lên cao kèm khuyến mãi khó cưỡng.
- Hà Lan sau khi sinh Trà Long đã trở lại làm thợ may rồi sau đó phát triển thành tiệm may lớn hơn, nhân công nhiều hơn, bận bịu hơn 👉🏼 đây gọi là khởi nghiệp với sản phẩm mới và dùng sự chân thành trong việc sửa đồ theo nhu cầu của khách hàng để được marketing truyền miệng.
- Hồng thương Ngạn, âm thầm bên cạnh để bóng gió ý này ý nọ nhưng không có kỹ năng đàm phán & chốt sales 👉🏼 nên bán hàng thất bại vì không nêu được giá trị bản thân.
- Ngạn nuôi Trà Long từ nhỏ nên Trà Long dần hình thành sở thích giống Ngạn từ yêu làng Đo Đo, đi chợ ngắm tò he, vào rừng sim chơi, … 👉🏼 đây gọi là quá trình đào tạo nhận thức của khách hàng thông qua thang giá trị sản phẩm để tối ưu hành vi khách hàng.
- Trà Long rủ Ngạn vô rừng sim, bài hát năm xưa trỗi dậy thế là xém kiss nhau 👉🏼 cái này gọi là đẩy mạnh cảm xúc của khách hàng để họ tự mua chứ không cần bán.
- Ngạn bỏ đi với bức tâm thư để lại khiến Trà Long khóc vì thương vì hiểu trong lòng Ngạn chỉ có Hà Lan 👉🏼 đây gọi là lợi thế cạnh tranh vượt trội của sản phẩm mắt biếc mà sản phẩm khác không có được.
- Hà Lan sau khi nghiệm được ý nghĩa của 2 câu “đời người không nên bỏ lỡ chuyến xe cuối cùng và không nên bỏ lỡ người yêu thương mình” thì vội chạy ra nhà ga để mong gặp Ngạn mà không được 👉🏼 điều này chính là thời điểm ưu đãi đã hết, có muốn quay lại mua thì khách hàng đã hết cơ hội.
- Ngạn ngồi trên xe lửa nhớ về ký ức và khóc 👉🏼 đây gọi là quá trình triển khai tất cả các hoạt động marketing và chăm sóc khách hàng thất bại vì không hiểu tâm lý khách hàng tiềm năng nên hệ thống content bị tắt nghẽn.
- Nhưng bộ phim lại đạt được những điều sau:
- Hình ảnh cây cô đơn trên con đường làng thơ mộng ấy chắc chắn sẽ là điểm check-in kế tiếp của các phượt thủ 👉🏼 điều này giúp ngành du lịch Huế tăng nhanh trong tương lai.
- Doanh thu phim ngày càng tăng bởi hệ thống citizen-influencer đã preview quá nhiều góc độ 👉🏼 khách mới sau khi đọc bài cứ thế mà đến rạp mua vé để thoả mãn sự tò mò.
- Cái tên Victor Vũ chính là sự bảo chứng hoàn hảo cho thương hiệu cá nhân và kết quả từ các bộ phim thành công trước như “ tôi đã thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “thiên mệnh anh hùng”, “cô dâu đại chiến”, … 👉🏼 đây gọi là tính cam kết tuyệt đối từ thương hiệu uy tín.
- Trước khi bộ phim ra mắt, các báo đài online liên tục nhắc đến đạo diễn, nhân vật chính, vài yếu tố đắt giá trong phim, trailer trên youtube, họp báo, công chiếu cho báo chí, … 👉🏼 quá trình này gọi là marketing trước – trong và sau quá trình tung sản phẩm ra thị trường.
Theo Seb Trần
Giảng viên Digital Học viện AI Digital
Có thể bạn quan tâm: